Friday

THƯƠNG TIẾC

THƯƠNG TIẾC



Lời nói đầu: Đây là một câu chuyện có thật xảy ra trong Trại Tù Cải Tạo năm 1978. Tên các nhân vật và địa danh và những đối thoại được tác giả ghi lại trong thực theo ký ức của chính mình. - V U G


1.

Vũ nằm trên tấm ván gỗ ọp ẹp đã ngả sang màu nâu đậm, nhẵn bóng vì thấm mồ hôi từ lâu ngày. Manh chiếu rách tả tơi rớt ra những cọng cói nhỏ mềm nhũn. Cái nóng gay gắt của trưa hè khiến người chàng ngày ngật trong một cảm giác mệt mỏi, khó chịu; hơn nữa Khối của chàng lại là một căn nhà "tô nên (1), mái tôn, vách tôn nên càng nóng khủng khiếp. Giữa trưa nắng hè nằm trong nhà cũng giống như cho vào lò nướng bánh mì. Chàng đưa mắt nhìn mọi người đang chập chờn trong giấc ngủ trưa ngắn ngủi, từ anh chàng Khối phó Phan Bình Định (2) nằm ở đầu nhà đến ông già Vũ Quang Phục (3) nằm ở cuối phòng. người nào cũng trần trùng trục và nhễ nhại mồ hôi. Từ lâu nay Khối 21 vẫn được tên Hai Đề, cai tù phụ trách Đội 4/ Trại 2/L.19 Đoàn 500 Hốc Môn, coi là Khối "phản động và chây lười lao động" nhất Trại vì quy tụ toàn những tay tù sừng sỏ từ Long Giao về. Thành tích này khiến Khối trưởng Nguyễn Văn Long (4) lúc nào cũng nhăn nhó vì bị Hai Đề "dũa thảm thiết" khi "giao ban" (5) mỗi ngày.
Vũ chợt cười vu vơ khi lần thẩn nghĩ rằng mình và đám bạn bè kia biến thành những thây ma nằm xếp hai hàng trong một căn nhà mồ lớn; mỗi người được làm chủ một giang sơn chiều ngang vừa đúng 3 gang tay với trăm cay ngàn đắng. Trong giấc ngủ chập chờn dường như người nào cũng lộ vẻ ưu tư. . . ưu tư vì kiếp tù đầy chung thân không án tích mà ngày về thì mù xa thăm thẳm; ưu tư vì từng hột cơm, từng củ khoai sùng, từng cọng rau muống, rau lang; ưu tư vì từng phân chiếu hẹp. Con người trước những gian truân, khổ ải bỗng trở thành nhỏ mọn, ti tiều; suốt ngày chỉ nghĩ đến những thủ thuật làm sao để đánh lừa cái bao tử của chính mình bằng những khẩu phần ăn bo bo hoặc ngô khoai ít ỏi. Cái nhìn của con người không ra khỏi miếng ăn. Cái gì cũng nhìn ra thực phẩm nuôi sống con người. Đôi khi đánh nhau cũng chỉ vì củ sắn, củ khoai... Cuộc đời tù đầy khiến nhiều người trở thành hèn mọn. Cái đói khiến nhiều người bộc lộ tất cả những ti tiện, nhỏ mọn và những thói xấu mà khi xưa người ta khéo léo che giấu dưới áo mão xênh xang. Những anh càng cao danh vọng, càng nhiều bằng cấp, học vị cùng minh; hưởng càng nhiều bổng lộc, ân sủng của quốc gia lại hèn mọn nhiều nhất. Chỉ ở trong hoàn cảnh khốn cùng của những trại tù họ mới bộc lộ, phơi bầy rõ con người thật của họ.
Tiếng kẻng báo động chợt vang lên inh ỏi khắp nơi. Tiếng hò hét quát tháo hoà lẫn tiếng lên đạn súng AK lách cách của những tên vệ binh gác tù và tiếng chân chạy rầm rập trên đường từ cổng vào, giữa hai Đội 3 và 4 khiến tình hình có vẻ nghiêm trọng hơn. Vũ ngồi nhổm dậy nhớn nhác nhìn ra ngoài, anh nghĩ thầm: "Chắc lại có anh em nào trốn trại nên bọn cai tù mới hoảng hốt như vậy".
Khối trưởng Nguyễn văn Long đeo vội cặp kính cận, lồm cồm ngồi dậy, gọi anh em trong Khối:
- Mặc quần áo ra tập họp lẹ đi anh em!
Mọi người thuộc Khối 21 bị đánh thức dậy, nhiều anh em lầu bầu chửi thề nhưng rồi cũng lục tục kéo nhau ra con đường trước sân tập họp. Cả Khối trưởng Long lẫn Khối phó Phan Bình Định cùng chạy lăng xăng kiểm người. Khi thấy đủ 50 người trong Khối, cả hai đều tỏ vẻ mừng rỡ vì ít nhất không thiếu người thì Khối trưởng và Khối phó không sợ bị trách nhiệm vì "quản người không chặt" (6).
Tên cai tù Hai Đề đứng dưới bóng mát của cây điệp lớn phía Khối 17 chờ các Khối trưởng lên báo cáo tình trạng nhân số của từng Khối. Hắn có vẻ mặt gian xảo, nham hiềm. Hai gò má hắn hóp sâu vào khiến lưỡng quyền vốn đã nhô cao lại càng cao hơn. Hàng răng vẩu và hai hố mắt sâu hoắm khiến nhìn như một cái đầu lâu khô khốc gắn trên bộ xương khẳng khiu. Khi các Khối trưởng đã báo cáo nhân số xong, hắn giơ tay chỉ trỏ về phía sân bóng chuyền rồi nói điều gì đó với các Khối trưởng; rồi y quay lưng bỏ đi về phía mấy tên vệ binh. Các Khối trưởng 17, 18, 19, 20 và 21 tất tả trở về Khối mình... Mọi diễn biến đều được anh em theo dõi một cách chăm chú. Ai cũng xầm xì bàn tán về biến cố mới xảy ra. Ai cũng đoán rằng "chắc có người vượt trại nên bọn cai tù mới hốt hoảng điểm danh đột xuất toàn trại giữa trưa nắng gắt như vậy.
Mọi người đều có chung một thắc mắc không biết người trốn trại là ai, thuộc khối nào, Đội nào...dù không biết là ai, quen hay không, hầu như trong thâm tâm mọi người đều thầm mong bạn mình đi thoát. Ở tù chung với nhau nhiều năm, dù trong cuộc sống hàng ngày có những khi bị va chạm, bất đồng, cãi vã...nhưng khi nghe tin có người vượt ngục, ai cũng cầu mong cho họ đi thoát vì nếu để bọn cộng sản bắt được thì sự hành hạ, đánh đập sẽ tàn nhẫn, dã man không sao kể xiết. Tiếng bàn tán xôn xao; người nào cũng tỏ vẻ thông thạo địa hình, địa vật của khu trại giam... Thì ra người tù nào trong tận cùng sâu thẳm của trí óc cũng có lúc nghĩ đến việc vượt thoát lao tù cộng sản, nên để ý từng chút một nơi giam giữ mình để chờ cơ hội. Từ sau lần vượt ngục thành công một cách dễ dàng ngoài dự tưởng của anh chàng Liên, Trung úy Dù thuộc Khối 20 do tên "ăng ten nặng ký" Phan Cao Quang làm Khối trưởng. Liên đi ngờ ngờ trước mất anh em, giữa ban ngày trong khi đang lao động ở hiện trường trên Bệnh xá. Khi đó toán lao động của Khối 20 vừa đến làm cỏ cho Bệnh xá, tên Vệ binh canh tù cũng vừa ôm súng nấp vào bóng mát hiên nhà để tránh cái nóng như thiêu đốt của trưa hè. Y lơ đãng nhìn trời, nhả khói thuốc lá mơ màng nghĩ ngợi vẩn vơ... quên mất lũ tù đang vung cuốc xẻng dẫy cỏ. Liên đang ngồi nhổ cỏ, đột nhiên đứng dậy, ngó dáo dác chung quanh; xong thản nhiên đi thẳng ra hàng rào trước bao con mắt chứng kiến của bạn bè cùng Tổ. Anh bình tĩnh bước qua hàng rào ra ngoài đường và leo lên một chiếc xe Lam ba bánh vừa trờ tới đúng lúc (không biết do ngẫu nhiên hoặc cố ý?), đi mất dạng. Nhiều người nhìn thấy tận mắt nhưng lặng thinh không lên tiếng, vẫn chăm chú làm việc một cách bình thường; trong lòng người nào cũng cảm thấy khoan khoái vì bạn mình đi thoát. Mãi cả tiếng sau, tên vệ binh lẩm nhẩm đếm người. Y hốt hoảng đếm đi đếm lại hai ba lần mới xác định chắc chấn thiếu mất một tên tù...Báo hại toán lao động trên Bệnh xá bị hành hạ cả tuần lễ để truy cứu xem Liên làm gần anh nào? Tại sao biết mà không báo cáo v.v... Nhưng chẳng ai dại mà nhận làm cạnh Liên nên bọn quản giáo cứ quần thảo suốt ngày này sang ngày khác. Hôm ấy cũng báo động toàn trại như hôm nay.
Khối trưởng Long về đến Khối 21, đứng phổ biến những điều vừa được Hai Đề "quán triệt". Long nói:
- Ngay sau khi giải tán, các anh em phải lên sân bóng chuyên tập họp "đột xuất" toàn trại để nghe Trại trưởng nói chuyện.

2.


Sân bóng chuyền của Trại T.2 nhộn nhịp hẳn lên vì hàng ngàn tù nhân từ các Đội 1, 2, 3 và 4 đến tập họp. Tiếng các Khối trưởng kiểm điểm nhân số và những tiếng hô "Nghiêm! Nghỉ!" xen lẫn với những tiếng bàn tán của đám cải tạo viên tạo thành một âm thanh hỗn độn như một cái chợ. Tên Thượng úy Hợi, Trại trưởng đang loay hoay thử hệ thống máy vi âm cầm tay chạy pin.
Dáng người thấp lùn của y cộng với vẻ cục mịch càng làm hiện rõ hơn tác phong của một tên "bần cố nông chân chính", giai cấp nòng cốt của Đảng. Hợi há toác cái mồm rộng như miệng cá ngão ra "ngoạm" lấy chiếc micro nhỏ xíu: "A nô! A nô! ở đằng kia có nghe rõ không?" Rồi lại lấy ngón tay gõ cồm cộp vào micro... Một chiếc bục thuyết trình được hai cải tạo viên thuộc Khối 17 khiêng ra để trước Hội trường, ngay trên đường nhựa. Những tên vệ binh ôm súng AK đứng xung quanh gờm gờm nhìn đám tù nhân bằng ánh mắt căm thù như sẵn sàng nã đạn vào họ.
Sau khi các đội đã ổn định trật tự, tên Trại trưởng Hợi tiến đến bục thuyết trình, lại đưa tay gõ gõ vào micro, rồi nói bằng giọng gay gắt:
- Các anh có biết mục đích yêu cầu của buổi tập họp toàn trại hôm nay không?
Lác đác có tiếng trả lời "Không ! " một cách rời rạc của một vài Khối trưởng đứng ở hàng đầu... ở tù đã hơn 3 năm, đã di chuyển đến các trại lưu đây xa xôi, hoang dã nên đám tù cải tạo trở nên lì lợm. Họ không thèm chú ý đến những lời tuyên truyền láo khoét, rỗng tuếch của những tên cán bộ cộng sản ngu dốt đang cố lải nhải mớ lý thuyết cộng sản như một con vẹt lập lại những gì chúng học được một cách vô thức. Đám cải tạo đứng đó nhưng mỗi người thả hồn theo những kỷ niệm riêng tư, nghĩ suy riêng tư, hoặc thường chờ dịp làm ồn ào mất trật tự của buổi nói chuyện hoặc học tập.
Tên Hợi gằn giọng:
- Tên Nguyễn Thanh Thu đâu? Bước ra khỏi hàng?
Hai Đề, quản giáo Đội 4 và mấy tên Vệ binh như những con cọp dữ vồ mồi, hùng hổ phóng tới chỗ Nguyễn Thanh Thu từ vị trí của Khối 17, vừa bước ra khỏi hàng. Bằng động tác nhanh nhẹn đã được chuẩn bị sẵn; chúng dùng một sợi giây thép trói giật khuỷu tay Thu ra phía sau và hai ngón tay cái thì bị cột ngược về phía trước bụng. Cách trói này khiến nhiều người tù đã bị chết vì giây thép hằn sâu vào cánh tay làm độc. Sự đau đớn khiến các bắp thịt trên mặt anh co giật. Những giọt mồ hôi vã trên khuôn mặt xanh xao của người Điêu Khấc gia tài hoa. Anh cố giẫy duạ; nhưng càng giẫy duạ, sợi giây càng hằn sâu vào da thịt khiến anh đau đớn. Thăng vệ binh đứng gần đó dùng báng súng AK đánh mạnh vào ngực anh:
- Đéo mẹ. Thằng phản động này "đi nên nhà kỷ nuật (7). Mày còn giẫy duạ, ông đánh vỡ mặt.
Mấy tên cai tù xô đẩy anh đi về phía những thùng connex để nhốt tù đặt cạnh dãy nhà vệ binh sát hàng rào Trại T.3, gần cổng ra vào Sự việc xảy ra chớp nhoáng trước mắt đám tù khiến mọi người ngạc nhiên, xôn xao bàn tán; vì ước đoán của mọi người đều sai. . . Điều không thể ngờ là anh chàng Đại úy Nguyễn Thanh Thu hiền lành gần như nhút nhát kia chẳng bao giờ làm điều sai quấy gì trong Trại, trong Đội. Ai cũng biết sự hiền lành một cách gần như nhút
nhát cua Thu, thì làm sao lại có chuyện động trời để bị bắt trước mắt mọi người như một tên chống đối nguy hiểm như vậy. Sân bóng chuyền bỗng ồn ào như cái chợ... Tên Hợi gõ tay vào micro:
- Các Đội giữ trật tự để Trại làm việc.
Y phải gõ đến lần thứ 3 sân bóng mới thực sự trở lại yên lặng.
Thượng úy Hợi cao giọng:
- Tên phản động Nguyễn Thanh Thu sau 3 năm được đảng và nhà nước khoan hồng nhân đạo tha tội chết, tạo điều kiện cho học tập cải tạo để trở thành người lương thiện; đã không biết ăn năn hối lỗi mà vẫn còn ngoan cố tiếp tục chống đối cách mạng. Y vẫn giữ những tư tưởng phản cách mạng, phản nhân dân do bộ máy tuyên truyền của Mỹ Ngụy nhồi nhét trong các trường đào tạo Sĩ quan, để vận động, tuyên truyền, chống phá cách mạng; nói xấu đảng và nhà nước; xuyên tạc công cuộc cách mạng cải tạo xã hội Xã Hội Chủ Nghiã của nhân dân cả nước. Lịch sử vĩ đại của dân tộc ta đã chứng minh rằng với sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của đảng cộng sản, nhân dân ta đã giành được độc lập, tự do từ trong tay các thế lực đế quốc; xây dựng một nước Việt nam Xã Hội Chủ Nghiã nằm trong hệ thống Xã Hội Chủ Nghiã ưu việt trên toàn thế giới. Bánh xe lịch sử cứ thế mà quay tít và quay tít mãi. Nguyễn Thanh Thu đã đi ngược giòng lịch sử thì sẽ bị bánh xe lịch sử ngừng lại nghiền nát rồi sẽ tiếp tục quay tít mãi.. .
Tiếng cười ồ của đám cải tạo chế giễu sự ngu dốt của tên cán bộ cộng sản trước lý luận ngô nghê của y khiến khu sân bóng lại trở nên ồn ào. Thượng úy Hợi lại tưởng y diễn thuyết hay quá khiến đám tù phải ồ lên thán phục; nên nét mặt y càng trở nên vênh váo tự đắc Y thầm nghĩ: ..."Đảng cộng sản Việt Nam quả là tài tình sáng tạo, đã đào tạo y từ một tên nhà quê dốt nát trở thành một diễn giả hùng biện, thao thao thuyết giảng hàng giờ trước hàng ngàn tên sĩ quan ngụy tù cải tạo, mà trong lý lịch tên nào cũng có bằng cấp Tú Tài Một, Tú Tài Hai... thậm chí nhiều tên còn có cả bằng Tú Tài Toàn Phần nữa. Cả đám tù ngụy cứ ngây người ra nghe y rao giảng và còn phải ồ lên thán phục. Càng nghĩ, y càng cảm ơn đảng vô cùng vô tận. Nếu không có đảng, không chừng ngày nay y vẫn còn là tên nông dân nghèo nàn, lạc hậu. ngu dốt, và chậm tiến như cha y ở cái xó xỉnh Phú Thọ ngày nào..."
Hợi cao giọng giảng tiếp:
Sau 3 năm học tập cải tạo, tên phản động Nguyễn Thanh Thu vẫn không chuyển biến tư tưởng, không động não tiếp thu chân lý sáng ngời của Đảng cộng sản Việt Nam. Y vẫn còn luyến tiếc cái quá khứ làm tay sai cho đế quốc Mỹ xâm lược, vẫn mơ ước cuộc đời ôm chân đế quốc và vẫn còn luyến tiếc bức tượng phản động Thương Tiếc. Nguyễn Thanh Thu đã là một cán hộ Chiến Tranh Tâm Lý của Ngụy quân, mang cấp bậc Đại úy. Y đã đúc ra cái pho tượng phản động Thương Tiếc được bộ máy chiến tranh của Ngụy quyền đặt tại Nghiã Trang lính Ngụy ở Biên Hoà làm công cụ vận động binh sĩ Ngụy chống đối cách mạng, ngăn cản bước tiến của nhân dân; làm chậm công cuộc giải phóng đất nước khỏi sự kềm kẹp, bóc lột của Mỹ Ngụy. Các anh nên nhớ là một người dân trong công cuộc kháng chiến giải phóng đất nước của đảng, nếu chỉ đứng ngoài nhìn cũng đã là có tội với đảng huống chi các anh là những kẻ trực tiếp ngăn chặn bánh xe lịch sử thì tội của các anh còn nặng gấp ngàn tấn... Cho các anh biết. hiện nay ta đã kẻo đổ pho tượng phản động Thương Tiếc xuống ruộng để mất tàn tích văn hóa đồi trụy của bọn tay sai. Ngày hôm nay trại đã phát hiện tên Nguyễn Thanh Thu lén lút giấu 2 lá thư phản cách mạng trong 2 bức tranh vẽ Vợ 1 và Vợ 2, gửi tên Thượng sĩ Ngôn thuộc Đội 2 vừa được cách mạng khoan hồng cho ra trại đoàn tụ với gia đình, mang về cho vợ tên Thu. Cả hai tên Ngôn và Thu đều đã vi phạm nội quy của Trại Cải Tạo, vi phạm vào pháp chế Xã Hội Chủ Nghiã đều sẽ bị trừng trị một cách thích đáng. Riêng Nguyễn Thanh Thu thì mức độ vi phạm trầm trọng hơn, nó mang tính chất phản cách mạng cao độ, chống đối đảng và nhà nước, chống đối nhân dân... Vì vậy Trại quyết định phạt giam Nguyễn Thanh Thu vào nhà kỷ luật vô hạn định và kéo dài thời gian cải tạo..."
Tên Trại trưởng ngừng nói, đưa mất nhìn khấp lượt lũ tù nhân như ngầm đe doạ: "Chúng bay coi chừng! Thằng nào chống đối đảng sẽ được hưởng biện pháp chế tài như Nguyễn Thanh Thư' . Những người ta cải tạo lặng lẽ đưa mát nhìn nhau như ngầm chia sẻ nỗi tủi nhục của kiếp bại binh trong tay quân thù tiểu nhân, hiểm ác. Cộng sản lúc nào cũng rêu rao cho ràng những người cải tạo được "may mắn sống trong vòng rào đạo lý của cách mạng để được đảng khoan hồng, giáo dục thành người lương thiện".
Cộng sản sau khi chiếm trọn miên Nam đã tự nhận cái chân lý của kẻ thắng để đẩy đối phương của mình sang phải bất nhân, bất nghĩa; gán cho họ đủ mọi thứ tội trạng ghê gớm chỉ có trong đầu óc tưởng tượng bệnh hoạn của những kẻ mang mặc cảm dốt nát .
Sống trong bốn vòng rào đạo lý ấy, người cải tạo bị kẻ chiến thắng đầy đoạ trong tủi nhục hằng hằng; cộng sản muốn họ bị hoá thú trong những lao tù mà điều kiện sống không khác gì thời trung cổ; vì vậy ánh mất ngầm đe doạ của tên Trại trưởng Hợi chỉ là chuyện không đáng kể. Một bầu không khí ngột ngạt, khó thở bao trùm khu sân bóng chuyền. Mọi người lặng im như để chia sẻ nỗi nhục nhằn của bạn mình, vì ai cũng biết rằng một khi Nguyễn Thanh Thu rơi vào tay bọn vệ binh cuồng tín cộng sản, anh sẽ phải hứng chịu những trận đòn thù man rợ nhất và đê tiện nhất như nhiều anh em trước đó đã bị. Bây giờ thì ai nấy đều biết rõ lý do của buổi tập họp đột xuất toàn trại này. Cũng chỉ vì sự độc tài khát máu của cộng sản khi trả thù đối phương bằng cách đầy ải những Quân nhân, Công chức, Cảnh sát và Cán bộ Xây Dựng Nông Thôn của VNCH trong những trại biến hình cải tạo. Họ cố tình cô lập người tù bằng cách cắt đứt mọi liên hệ tình cảm với thân nhân nên người tù phải lén lút viết thư "chui" (8) cho gia đình bằng mọi cách. Hầu như người cải tạo nào cũng có ít nhất một lần gửi thư chui cho gia đình bàng cách này hay cách khác, dưới mọi hình thức. Họ gửi với mục đích cho gia đình biết tình trạng mình còn sống, hiện đang bị giam ở đâu và tìm để cho gia đình biết khi có dịp lên thăm nuôi thì mang những loại thuốc cần thiết v.v:.. Sự việc Nguyễn Thanh Thu gửi thư chui nhờ Ngôn mang về cho thân nhân là một chuyện rất bình thường đối với cái nhìn nhân bản của con người; nhưng đối với cộng sản, họ nâng lên hàng quan điểm và khép thành tội tày trời để dựa vào đó mà hành hạ trả thù người ta. Dưới xã hội cộng sản, con người không còn phải là con người nữa, họ trở thành một thứ ngưạ bị che hai mắt để chỉ nói, nghĩ, làm như cộng sản muốn... Nguyễn Thanh Thu trong những năm tháng dài tù đày, đã gói ghém tình cảm của mình trong những bức tranh hoạ hình thân nhân mà anh phải cặm cụi nhiều ngày để vẽ và nhờ người bạn được trả tự do mang về giúp. Anh đã quá ỷ y khi viết mấy giòng thư cho vợ, trong đó có nhắc đến bức tượng Thương Tiếc, như tiếc nuối đau đớn một công trình nghệ thuật tim óc của mình. Có lẽ vì quá cảm xúc khi nghĩ đến tác phẩm nghệ thuật giá trị Thương Tiếc, Thu đã có nhiều đoạn thư tỏ vẻ oán trách chế độ xã hội chủ nghĩa là nguyên nhân chính đưa đất nước xuống đáy vực thẳm, khiến nhân dân cả nước chịu nhiều khổ đau...Thu đã quá sơ ý khi không cho Ngôn biết giữa hai tấm hình vẽ có lá thư chui; nên Ngôn cũng không cất giấu cẩn thận. Khi bị khám xét trước khi ra cổng trại tù, Ngôn đã thản nhiên để hai tấm tranh cuộn tròn trước cặp mắt cú vọ của tên cán bộ phụ trách nghiệp vụ (9). Dĩ nhiên khi y mở cuộn giấy, lá thư đã rơi ra...
Trại trưởng Hợi sau khi lên lớp đám tù về nội quy và tiêu chuẩn học tập cải tạo để được tiến bộ ngõ hầu được thả về với gia đình, đã ra lệnh cho mọi người giải tán. Khu sân bóng ồn lên như cái chợ. Anh em cải tạo tụ tập thành từng nhóm 4, 5 người bàn tán xôn xao. Vũ tách khỏi đám đông, lững thững đi về phía chuồng heo sau Đội 3.
Anh cảm thấy mệt mỏi, buồn bã. Đầu óc mênh mang nghĩ suy. Anh cảm thấy uất nghẹn trong cổ, đau nhói trong lồng ngực buốt. Cái cảm giác hệt như lần chuyển trại từ Long Giao về Hốc Môn vài tháng trước đây. Khi đoàn xe Molotova chở tù đi ngang Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, Vũ đã cảm thấy đau nhói trong lồng ngực, nỗi uất nghẹn dâng lên làm anh muốn ngộp thở khi nhìn thấy pho tượng Thương Tiếc bị cộng sản kẻo đổ nằm lỏng chỏng dưới đám ruộng ở chân đồi. Anh có cảm giác đau đớn, nhói buốt và tự dưng hai giòng nước mắt ứa ra. Nỗi buồn dã dượi phủ lên thân xác anh khiến anh mệt rũ người. Pho tượng Thương Tiếc đã trở thành một hình ảnh quen thuộc, gắn bó với những chiến sĩ thuộc mọi Quân Binh Chủng VNCH. Nó là biểu tượng cho sự quả cảm, tinh thần chiến đấu anh dũng, sức chịu đựng và sự hy sinh của người quân nhân phục vụ đất nước mà không nghĩ đến thân mình. Nó không còn mang sắc thái cá biệt của từng đơn vị, từng binh chủng nữa... Cho dù anh có là Biệt Động Quân, Thủy Quân
Lục Chiến, Biệt Cách Dù, Nhẩy Dù hay Không Quân, Hải Quân, Bộ Binh, Thiết Giáp, Pháo Binh. Công Binh, Quân Cụ, Quân Nhu... v.v... và v.v... cũng chẳng có gì khác biệt; có chăng chỉ là màu áo, tấm huy hiệu đơn vị... Tất cả chúng ta cùng đứng chung dưới mái ấm của đại gia đình quân đội, cùng chung một Mẹ Việt Nam và chung một nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc... Quả thật không còn chỗ đứng cho những người như anh, cho dù cả ào người đã chết. Cái đau xót là ở chỗ đó. Không có chỗ dung thân cho ào người bị cộng sản gọi là Ngụy Quân, Ngụy Quyền trên ngay chính quê hương của hội Cộng sản hèn mọn ở chỗ không chỉ trả thù người sống mà ngay cả những người đã chết chúng cũng không tha. Chúng đã cho đào mồ cuốc mả những chiến sĩ VNCH đã hy sinh gìn giữ mảnh đất miên Nam trước sự xâm lược của cộng sản Bắc Việt và vẫn cử binh lính VC canh giữ nghiêm nhặt các khu Nghĩa trang Quân Đội VNCH như một hình thức cầm tù người đã chết; không cho thân nhân thăm viếng, tu bổ dọn dẹp, cúng lễ các mộ chí hoặc bốc mộ các tử sĩ về chôn ở quê hương bản quán... Buổi tối, lúc tập họp điểm danh thường ngày, Đỗ Đăng Hanh (l0) thì thầm vào tai Vũ:
- Hồi nãy toán nhà bếp mang phần ăn cho Nguyễn Thanh Thu đã bị bọn vệ binh đuổi về. Như vậy tối nay ông ấy chịu sao nổi !!
Những câu nói của Hanh khiến Vũ lùng bùng trong đầu. Anh có cảm tưởng như cả thân mình nổi gai ốc... "Như vậy ông ấy chịu sao nổi!! Như vậy ông ấy chịu sao nổi!...." Bọn vệ binh Việt cộng dã man ở chỗ chúng bất tù nhân nhịn đói để không đủ sức chịu đựng; rồi sau đó mới dùng cực hình đánh đập, tra tấn. Vũ lo âu cho người bạn tù Nguyễn Thanh Thu sẽ phải chịu những nhục nhằn khổ ải như các trường hợp của các bạn tù khác ở các Trại Vũ đã đi qua. Gió khẽ lay động vào cành cây điệp xao xác trên cao. Bầu trời không một vì sao, thăm thẳm màu đen u tối. U tối như cuộc đời của ào người chiến sĩ can trường của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị sa cơ thất thế trong lao tù cộng sản, không thấy tương lai.

3.

Buổi tối, sau khi điểm danh xong, Vũ kẻo Hanh và Trần Văn Hưng (11) ra một góc vắng. Hanh là một sĩ quan trẻ tuổi thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh, độc thân, gan dạ, liều lĩnh; Trần Văn Hưng là một sĩ quan An Ninh Quân Đội thuộc Tiểu khu Bình Long. Ba người thường tâm sự với nhau vì cùng có những suy nghĩ giống nhau về cộng sản, cùng thù ghét cộng sản giống nhau nên chơi rất thân với nhau. Hai người bạn kia đều nhỏ tuổi hơn Vũ, nên trong đối xử, họ vẫn coi chàng như một người anh. Ba người lẩn trong bóng tối, mắt trước mắt sau thì thào bàn tán. Vũ nói:
- Ê Hanh! Mình còn chút gì ăn được không?
- Còn. Nhưng có chuyện phải dùng rồi. Hanh nói.
- Nhớ gói theo một ít thuốc trụ sinh, thuốc bổ và thuốc tiêu chảy. Hưng nói.
Cả ba cùng cười. Dù chưa nói với nhau về ý định thầm kín của mình, nhưng ba người bạn đã có chung một suy nghĩ, một dự tính. Chỉ có sự thân thiết, đồng tâm mới hiểu nhau như vậy.
Hanh sôi nổi nói:
- Lát nữa Hưng chuẩn bị mấy thứ vừa nói, gói kỹ trong bao nylon. Khuya nay tôi sẽ hành động.
- Làm sao mang đến chỗ nhốt ông Thu? Hưng băn khoăn.
- Tôi sẽ bò dọc con mương từ Khối mình chạy ngang qua khu nhà Vệ binh để tiếp tế cho tù trong nhà kỷ luật. Nhớ gửi cho Thu một bi đông nước. Hanh đã từng bị giam trong thùng connex này gần một tuần lễ nên có nhiều kinh nghiệm máu và nước mắt .(12)
Bóng đêm phủ kín khu trại giam T2 một màu đen thăm thẳm. ánh đèn điện vàng vọt hắt ra từ những căn nhà chứa tù cũng không xua tan được cái bóng tối âm u của khu Thành ông Năm Hốc Môn. Vũ, Hanh và Hưng đứng nói chuyện vu vơ trong bóng tối nhoè nhoẹt ấy cho đến khi kẻng báo hiệu giờ ngủ mới kéo nhau về phòng giam. Gió vi vu lạnh, sương xuống ướt vai áo. Vũ khẽ rung mình, anh bảo hai bạn:
- Thôi về chuẩn bị các thứ là vừa. Kẻng ngủ đã gõ rồi, bọn "cá sấu (13) sắp đi tuần, để chúng bắt được thì hỏng chuyện.
Ba người bước qua tấm vỉ sắt bắc ngang con mương để vào Khối 21. Anh em trong Khối đã buông mùng. Tiếng nói chuyện rì rầm về những kỷ niệm cực nhọc trong lao tù vẫn lao xao ở từng góc nhà hoà lẫn với tiếng ngáy của một vài anh em ngủ sớm và tiếng thở dài trăn trở của những anh em khó ngủ vì hay lo lắng, nghĩ ngợi... tạo thành một thứ thanh âm hỗn độn. Hơn 50 người bị nhét như cá mòi trong một căn phòng chật hẹp nên mùi hơi người xông lên nồng nặc. Huỳnh Quang Trung (14) có nhiệm vụ gác ca đầu cũng đã chuẩn bị ghế ra ngồi giữa cửa ra vào của Khối 21 .
Từ sau ngày nhóm Lầu Lý Phốc, Trung úy thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vượt ngục (15), bọn Việt cộng đã bày ra cái trò bắt tù canh gác tù vào ban đêm sau khi có kẻng ngủ lúc 9 giờ đêm cho đến khi có kẻng báo thức lúc 6 giờ sáng. Trước khi chui vào mùng, Hanh ghé tai Vũ dặn nhỏ: "Nhớ đánh thức tôi đậy khoảng 2 đến 3 giờ sáng nhé!"...


4


Tiếng rên khe khẽ vọng lại từ phía nhà Vệ Binh khiến Vũ choàng tỉnh Anh chồm người ra ngoài phòng nghe ngóng. Tiếng rên theo từng cơn gió thoảng chập chờn trong đêm vắng, len vào từng dãy nhà giam nghe thảm thương một cách khó tả. Vũ đang định lồm cồm chui ra thì có tiếng của Hanh khiến anh giật mình: "Ông có biết tiếng ai rên không?"
- Không! Nhưng dường như phát ra từ phía nhà kỷ luật. Vũ khẽ nói.
Hanh thì thào:
- Bây giờ tôi với ông ra ngoài xem. Ông canh chừng ở gốc dưa tây; tôi đi dò thám thử xem sao. Tôi nghĩ đúng là tiếng rên của ông Thu.
Vũ khẽ thở dài thì thào:
- Chắc chắn là tiếng rên của Nguyễn Thanh Thu rồi. Tội nghiệp cho anh chàng quá.
Vũ và Hanh rón rén đi ra khỏi Khối 21 bằng cửa sau, lối đi ra mấy luống rau muống và cầu tiêu; nép mình trong bóng đêm nghe ngóng. Vũ còn cẩn thận ngó lại xem ai đang canh gác giờ này; anh an tâm khi thấy Quân Trố (16) đang gác. Ở trong chỗ hỗn tạp này cần phải cẩn thận vì mặc dù đa số anh em tù đều giữ vững tinh thần đấu tranh chống cộng và lập trường quốc gia vững mạnh nhưng vẫn có một vài bạn yếu hèn làm ăng ten cho cán bộ Việt cộng sẵn sàng đạp lên xác chết anh em đồng cảnh ngộ để mong được Việt cộng thả về. Quân thì Vũ tin được vì là bạn đánh mạt chược với anh từ nhiều năm qua và đã hiểu lập trường của nhau.
Gió lao xao lay động ào cành cây điệp, ào lá dưa tây trên cao. Hanh nói đủ cho Vũ nghe:
- Ông nấp ở gốc dưa tây canh chừng. Tôi thử bò dọc con mương xem sao. Nếu thấy "bia lên" (17) thì làm tiếng mèo kêu cho tôi biết.
Nói xong Hanh băng mình vào đêm tối. Anh bò theo con mương đã cạn khô vì nắng hè, dọc đường lộ phía trước Khối 21. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Đất khô ran như những cục đá cọ xát vào khuỷu tay khiến anh có cảm giác tê rát, đau đớn; nhưng Hanh nghĩ cái đau của anh còn êm ái hơn cái đau đớn mà Nguyễn Thanh Thu đang phải chịu đựng. Nghĩ đến bạn, lòng anh nhói buốt, tự nhiên quên hết cả đau.
Hanh đã bò đến gần khu vực nhà ở của Vệ binh, anh nhìn thấy lờ mờ trong ánh sáng nhoè nhoẹt hắt ra từ khe cửa của khu nhà vệ binh, các tên lính Việt cộng với những khẩu AK.47 đang đánh đập một khối đen như rũ xuống ở gốc cây điệp cạnh nhà ở của chúng. Mỗi báng súng nện xuống, từ chỗ ấy lại phát ra tiếng rên khe khẽ.
Dường như nạn nhân không còn hơi sức để rên. Dường như cả khối thịt bèo nhèo kia chỉ còn là một cái xác thoi thóp, không đủ sức để quằn quại, chống đỡ những cú báng súng đánh vào ngực, vào bụng... Anh rũ xuống, người như lạc vào cơn đồng thiếp và ngất đi Hanh nằm dưới đường mương, trong bóng đêm dày đặc. Lòng anh nhói đau, mặt anh nóng bừng và suốt dọc sống lưng như có muôn ngàn mũi kim nhọn đâm vào khiến anh nhói buốt. Hanh cố nuốt căm hận, cố dằn những xúc cảm đang dâng trào. Anh tự dưng thấy mình hèn hạ và nhút nhát quá khi nhìn thấy kẻ thù hành hạ đồng đội mà không dám làm gì. Nhiều lúc anh muốn phóng lên khỏi con mương, nhào lại đám vệ binh... rồi muốn ra sao cũng được.
Nhưng cho dù Hanh có xông ra cũng chẳng giúp ích gì cho bạn mình mà chỉ làm mồi cho bọn giặc cộng cuồng tín kia xúm vào cắn xé như con thú rừng đói khát máu tươi lâu ngày; anh cắn chặt hai hàm răng, nuốt hận thù nhìn bạn mình bị địch quân hành hạ.
Tự dưng anh thấy mát mình ướt nhẹp. Có tiếng của một tên vệ binh nói:
- Đéo mẹ. Thằng phản động ngất đi rồi. Đừng có vờ vịt, mày muốn Thương Tiếc, ông cho nếm mùi Thương Tiếc. Nói xong hắn thúc thêm mấy báng súng nữa vào người Nguyễn Thanh Thu. Khi thấy anh chỉ còn mềm nhũn như mớ giẻ rách, người gập xuống, tóc loà xoà trên mặt, dính bê bết máu khô quánh; hắn quay sang nói với đồng bọn:
- Lôi cổ nó vào "nhà ghi" (18) đi tụi mày!
Bọn chúng cời giây trói cho Thu, nắm tóc anh lôi xềnh xệch dưới đất, liệng vào thùng connex và dùng một sợi xích sắt khóa chặt cánh cửa sắt của thùng connex. Bọn vệ binh kéo nhau vào nhà, nói chuyện với nhau ồn ào một lúc lâu rồi im bặt. . .
Hanh lồm cồm định bò ngang con đường nhựa để sang bên khu nhà vệ binh, đến bên thùng connex xem Thu ra sao. Vừa trườn mình lên đường mương, Hanh chợt nghe tiếng dép Bình Trị Thiên lệt xệt kéo lê trên đường, lại vội vàng thụp người xuống, dán sát mình vào con mương cạn, ngay miệng cống thông qua con đường nhựa mà bọn vệ binh thường đi qua lại để ra mấy vọng gác ngoài hàng rào.
Thằng vệ binh vác ngược khẩu AK trên vai, vừa đi, vừa ngoác cái mồm cá ngão ra hát một bản nhạc vàng của Sài gòn mà trước đây ca sĩ Thanh Tuyền thường hay hát. Giọng khàn khàn vịt đực ngọng nghịu miền Hải Phòng của hắn khiến bài hát trở nên lố bịch, trơ trẽn: "Mỗi lăm đến hè nòng mang mác buồn..." (19). Nếu ông nhạc sĩ sáng tác bản nhạc mà nghe được cái giọng quái đản của hắn lúc này chắc phải chối bỏ tác phẩm của mình. Hắn đi ngang qua chỗ Hanh nằm sát lòng con mương tối tăm mà không ngờ là có một tên Ngụy tù cải tạo đang nằm dưới đó. Khi đi ngang thùng connex, hắn cúi xuống nhặt một hòn đá to, ném thật mạnh vào thùng sắt. Một tiếng ầm lớn vang lên giữa đêm khuya khiến lũ vệ binh trong nhà lầu bầu chửi thề:
- Đéo mẹ! Thằng "lào" đấy? Ông lại đẹt cho một phát bây giờ.
- Bố mày đấy. Thằng vệ binh vừa về đến nói. Thằng nào đến phiên đổi ca gác không chịu ra thay cho bố?
Lũ vệ binh lại ồn ào nói chuyện, chúng kể cho tên vệ bình mới đến nghe chuyện đánh đập Nguyễn Thanh Thu như một thành tích lẫy lừng, một chiến công hiển hách mà chúng vừa đánh gục một người bị trói vào gốc cây. Thằng nào cũng tranh nhau nói, tranh nhau kể ồn ào mãi. ..
Hanh biết không thề liều lĩnh bò đến gần chiếc thùng connex trong đêm nay. Lớ ngớ có thể ăn cả băng đạn AK vào người. Anh bò ngược về Khối 21. Bò được nửa được nửa đường thì gặp Vũ cũng đang nằm dưới đường mương. Hai thằng kéo nhau về lòng buồn dã dượi.

5.

Một buổi sáng tháng 7 năm 1978, đoàn xe Molotova bít bùng nối đuôi nhau tiến vào Trại Hốc Môn, chúng túa vào các trại, đậu dưới mấy gốc cây bã đậu lớn. Các tên tài xế mặt mũi nhếch nhác, nhễ nhại mồ hôi; nhảy khỏi buồng lái, cởi phanh ngực áo, dùng chiếc nón cối quạt phành phạch. Những tên vệ binh tháp tùng xe lăm lăm khẩu AK, mặt tên nào cũng đầy sát khí. Trong khi đó ở các trại, tiếng kẻng tập họp đột xuất vang lên inh ỏi... Tiếng chân chạy rầm rập trên đường, tiếng điểm số một, hai, ba, bốn... của đám tù cải tạo, cộng với tiếng hô nghiêm, nghỉ khiến tình hình có vẻ căng thẳng. Những tên quản giáo trông coi các Đội, tay cầm danh sách tù nhân, tất tưởi chạy lên, chạy xuống một cách vội vã.
Ai cũng đoán biết đây là đợt chuyển. trại, một công việc thường xảy ra trong nhà giam của cộng sản. Danh sách những người bị chuyển trại được đọc, những người có tên trong "danh sách học tập cải tạo tốt được chuyển đến nơi mới tạo điều kiện học tập tốt hơn thì sẽ được thả...", theo như cán bộ Trại phó biến như vậy; nhưng mọi người thừa hiểu mánh khoé bịp bợm láo khoét của cộng sản để trấn an người tù bị chuyền trại mà thôi, vì cứ nhìn vào thành phần bị gọi tên chuyển trại người ta thấy ngay tuần thuộc thành phần mà đảng gọi là "có nhiều nợ máu với nhân dân" thì biết là sẽ bị chuyển đi những nơi khắc nghiệt hơn. Ai nấy cũng tất tưởi chạy về chuẩn bị gom góp đồ đạc. Đồ đạc của tù thì chỉ có vài manh áo rách, mấy cái lon Guigoz vậy mà cũng chất cả một cái "sac de marin" (19). Cuộc chia tay nào trên cõi đời này cũng đầy những bịn rịn, quyến luyến và buồn thảm. Nhất là kiếp tù đầy, cùng chung số phận của kẻ bại binh trong tủi nhục hằng hằng, dưới đáy địa ngục đỏ; nên cái tình thân trong tù nó còn thắm thiết hơn, sâu đậm hơn bất cứ thứ tình nào trên cõi đời này. Những cái bắt tay từ giã giữa những kẻ cùng cảnh ngộ dù không ướt sũng nước mắt nhưng đầy luyến lưu trong khi lòng thì ngập hận thù lũ cộng phỉ phi nhân. Những người có tên trong đợt chuyển trại kỳ này đều đa số thuộc ngành An Ninh, Tình Báo, Chiến Tranh Chính Trị và Quân Cảnh như: Huỳnh Quang Trung, Võ Quý Hy, Hùng Rè, Huỳnh Thành Vị, Nguyễn Văn Minh ... cùng các bà Nữ quân nhân như Đại tá Hương, Trung tá Vẽ, Thiếu tá Phượng v.v... Khi toán chuyển trại đã được dồn lên các xe Molotova, bọn vệ binh áp tải Nguyễn Thanh Thu từ trại T.2 và Võ Văn Tưng từ Trại T.4 lên chiếc xe cuối cùng. Họ vẫn bị còng tay, người gầy guộc với lớp da mỏng dính bám trên từng lóng xương khẳng khiu, bước những bước đi chệnh choạng như người say rượu vì bị cùm lâu ngày trong connex. Chỉ có vài tuần lễ mà người nào trông cũng già đi hàng chục tuổi... Trước khi leo lên xe, Nguyễn Thanh Thu đưa mắt nhìn vào trong trại như có ý từ biệt anh em, mặt sũng buồn. Vũ đứng lặng bên hàng rào kẽm gai nhìn theo đoàn xe nối đuôi nhau cuốn bụi mù mịt, chạy ra phía cổng lớn của Thành Ông Năm. Anh cảm thấy như mất mát từng phần của cơ thể. Lòng buồn day dứt. (20)

VŨ UYÊN GIANG
Ghi chú:

(1) Tôle: VC thường gọi là tô ne
(2) Phan Bình Định: Trung úy Khoá 2 CTCT Đá Lạt. Đại đội phó Biệt Động Quân.
(3) Vũ Quang Phục: Trung úy Hải quân phục vụ tại Bộ Tư Lệnh HQ Saìgòn. ông Phục là một trường hợp hi hữu vì đơn vị tại Sàigòn, nhưng lại bị VC bắt làm tù binh ở Mộc Hoá năm 1971; nhưng ông không được chúng trao trả tù binh năm 1973. Bị giam nhiều năm ở Kampuchea, sau đó chuyền ra Bắc... Sau năm 1975, được chuyển về Trại Cải tạo Long Giao...
(4) Nguyễn Văn Long: Trung úy phụ trách một đơn vị Phòng Không trú đóng tại Phú Lâm. Hiện Long đang định cư tại Nam Califomia.
(5) Giao ban: từ của VC. Phiên họp hàng ngày để báo cáo tình hình nhân số và nhận các chỉ thị từ Ban Chỉ Huy Trại.
(6) Quản người khang chặt: từ của VC. Không giữ người kỹ càng. Quản lý người không chặt chẽ.
(7) "đi nên nhà kỷ nuật" : đi lên nhà kỷ luật.
(8) thư chui: thư gởi lén về cho gia đình
(9) Nghiệp vụ: ngành chuyên môn (ở trong truyện là cán bộ an ninh)
(l0) Đỗ Đăng Hanh: Trung úy Sư đoàn 21 Bộ binh. Một sĩ quan trẻ tuổi gan dạ và quả cảm. Ngay sau khi có lệnh của Dương Văn Minh đầu hàng địch quân, Hanh vẫn tiếp tục chỉ huy binh sĩ dưới quyền chiến đấu cho đến khi bị bắt. Trong tù, khi bị VC hỏi là anh đã giết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng, Hanh hiên ngang trả lời: "Tôi đã tiêu diệt hàng ngàn tên VC nên đâu nhớ nồi chính xác là bao nhiêu?" Chức vụ cuối cùng của Hanh trước ngày 30-4-75 là Tiểu đoàn phó.
(11) Trần Văn Hưng: Trung úy thuộc Ty An Ninh Quân Đội Bình Long. Hưng là em ruột của Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt
(12) Hanh bị nhốt một tuần lễ trong connex vì đánh mạt chược
(13) cá sấu: tiếng lóng trong tù gọi bọn cộng sản, gọi tắt từ chữ CS. Đôi khi anh em còn gọi là "cọc sắt bệnh viện" từ chữ CSBV - cộng sản Bắc việt.
(14) Huỳnh Quang Trung: Trung úy Sĩ quan Quân báo thuộc Tiểu khu Kiên Giang. Trung hiện cư ngụ tại San Jose, Califomia.
(15) Lầu Lý Phốc: Trung úy Sĩ quan thuộc Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù. Anh cùng 2 người nữa vượt ngục ở Hốc Môn. Khoảng 1 tháng sau thì bị bắt ở đất Miên.
(16) Quân Trố: Hoạ sĩ Nguyễn Minh Quân, Trung úy thuộc Tiều đoàn 50 CTCT. Hiện Quân đang cư ngụ tại Chicago, Illinois. Nguyễn Minh Quân đã qua đời ở Chicago năm 2008 khi vừa tròn 60 tuổi
(17) bia lên: ngày xưa tấm bia để tập bấn tại các quân trường là mặt tên VC. Vì vậy khi kêu bia lên có ý nói có VC đến.
(18) nhà ghi: thùng connex bằng sắt để chuyên chở hàng. VC dùng để nhốt tù
(19) sac de marin (tiếng Pháp): túi đựng quân trang của lính
(20) Nguyễn Thanh Thu đã sang Hoa kỳ định cư ở Nam California và hiện nay đã trở về sống ở Quận Phú Nhuận, Saigon