MÓN QUÀ CUỐI NĂM
Vũ nhặt mấy cục than quả bàng nhỏ bằng đầu ngón tay cái bỏ vào chiếc lò làm bằng thùng tôn đựng nước. Đây là tác phẩm vĩ đại của Nguyễn Ngọc Cán, Chuẩn úy Trưởng Ban 2 Chi Khu ở Tỉnh Kiên Giang (1). Để chuẩn bị nấu nướng trong dịp Tết, Cán đã hì hục mất mấy ngày gò cái lò tôn và nắn những cục than quả bàng đem phơi khô trên mái nhà. Tiếng than nó tí tách và những hoa lửa bay ngoằn ngoèo trong không gian như pháo bông trông thật vui mát, khiến Vũ quay quắt nhớ ào đêm thức canh nấu bánh chưng khi còn trai treo ở dưới mái ấm gia đình. ánh đèn điện vàng vọt hát ra từ những dãy nhà tôn của Trại K.1 Suối Máu (Biên Hòa) không đủ soi sáng cái bóng đêm dày đặc của tối ba mươi.
Chung quanh chỗ Vũ, từng ánh lửa bập bùng tỏa ra từ những chiếc lò con kê dọc hai bên hiên nhà và từng nhóm người lui cui nấu nướng, bóng họ hất nhòe nhoẹt trên vách như những người không tô, đen đúa. Cảnh tượng náo nhiệt y như là một cái chợ đêm ở ngoài Bắc trong thời kỳ tản cư, mà thuở ấu thời anh đã trải qua, bây giờ vẫn còn hạn sâu trong trí nhớ. Tiếng nói cười vang cả một góc sân.
Chỉ còn mấy tiếng đồng hồ phù du nữa là bước sang năm mới, năm Kỷ Mùi 1979, cũng là cái Tết thứ tư của các Quân Nhân Công Chức, Cán bộ XDNT, Cảnh Sát Quốc Gia VNCH trong lao tù cộng sản Hầu hết anh em đều đã được gia đình lên thăm nuôi, tiếp tế vào những ngày giáp Tết; mang vào cho họ những bao quà nặng trĩu ân nghĩa của gia đình mà những bà mẹ, những người vợ, người chị, người em đã nhịn ăn, nhịn mặc chắt chiu gói ghém mang lên nuôi người tù bất hạnh trong đáy sâu địa ngục đỏ. Phải nói rằng tình thương của gia đình những người tù cải tạo thật là to lớn vô bờ vì dưới chế độ hà khắc của cộng sản, mọi người đều thiếu ăn, thiếu mặc như nhau; mọi người đều bị kiểm soát cái bao tử chặt chẽ giống nhau, nhưng họ vẫn dành dụm, chắt chiu mang lên thăm nuôi tù, hòng an ủi kẻ bại binh không bị cô đơn trong mặc cảm bị bỏ rơi toàn diện. Nghĩa cử ấy thật là vĩ đại, con người phải vinh danh những bà mẹ, những bà vợ, những chị, những em của các người tù trong các trại hóa thú của cộng sản... Nhờ có quà thăm nuôi dịp cuối năm nên chỗ nào cũng tổ chức thành từng nhóm tiệc tùng, chè cháo đón giao thừa. Đây là lần đầu tiên lũ tư nhân được hưởng một cái tết thật thoải mái và tự do nhất trong 4 vòng rào kẽm gai của đạo lý xã hội chủ nghĩa. "Tự Do! " Hai chữ thật mong manh, tự nó đã có những hấp lực khiến con người thèm thuồng, khao khát; nhất là những người sống dưới sự cai tù bạo tàn của cộng sản. Tự do đã trở thành một thứ xa xỉ phẩm trân quý trong cái xã hội cộng sản đầy rẫy những nhà tù từ Bắc chí Nam sau ngày 30-4~975. Tự Do! Hai tiếng quen thuộc mà nghe sao xa lạ như vọng về từ tiền kiếp xa nào và thật là mỉa mai khi nói rằng sống trong lao tù cộng sản mà được hưởng sự tự do... Cái tự do trong những thiên đường cộng sản chỉ là một thứ bánh vẽ, đảng đã dùng để lừa mị nhân dân và lừa mị chính mình. Mọi người "được tự do nói theo những gì đảng nói, lãnh tụ nói và nghĩ theo những gì đảng nghĩ dù đó là những điều gian dối; không được quyền thắc mắc, hay ra ngoài khuôn thước này. Mọi người được tự do sống trong những khuôn mẫu đảng nắn và làm rập khuôn những điều đảng dạy. Con người trở thành những cái máy: đi, đứng, nói, nghĩ, làm, ăn, ở, mặc v.v... rập khuôn giống nhau. Nếu phần tử nào đi chệch choạc đường đảng vẽ thì sẽ bị đảng loại trừ không thương xót không kể kẻ đó là người dày công hãn mã xây dựng đảng hay là người trước kia đã từng cầm cân nảy mực soạn thảo các kế hoạch cho đảng.
Vậy mà đám tù nhân cải tạo trong khu Trại Suối Máu Biên Hòa đã được hưởng chút tự do hiếm quý ấy trong một thời gian ngắn ngủi. Đó là một sự thật không tưởng, sau cuộc biểu tình ngồi của hơn 5000 tù nhân cải tạo thuộc 5 Trại: K.1, K.2, K.3, K.4 và K.5 vào đêm Giáng Sinh 24-12-1978. Giữa cái giá lạnh của thời tiết mùa đông, Tiếng hát "Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời. Nằm trong hang đá, nơi máng lừa..." của hơn 5000 cái miệng tù đã vang vọng cả khu Hố Nai, lồng lộng bay trong gió vang xa khắp nơi như một thách đố hùng hồn, nói lên sự can đảm phi thường, tinh thần anh dũng bất khuất trước bạo lực và lập trường chống cộng vững vàng của những Quân Nhân, Công Chức, Cán bộ Xây Dựng Nông Thôn, Cảnh sát Quốc Gia VNCH trong lao tù. Sự kiện bất thường này khiến bọn cai tù cộng sản bối rối, lúng túng không biết xử trí ra sao trước diễn biến bất ngờ này. Cuối cùng tên Trung tá Đào Lượng, Chánh Giám Thị Nhà Giam Chí Hòa 2 (tức Trại Suối Máu) đã phải ra lệnh cho thuộc hạ thả 3 anh em tù nhân bị chúng bắt giữ ở K 1 khi đang tham dự Thánh Lễ nửa đêm. Nguyên nhân chính của cuộc biểu tình phát xuất từ việc bắt giữ 3 Cải tạo Viên ở K1 này kéo theo các K.2, K.3, K.4 và K.5 cùng tham gia cuộc biểu tình ngồi ngoài sân bóng giữa đêm đông giá lạnh. Bọn cộng sản phải huy động xe thiết giáp đến vây khu Trại Suối Máu; nhưng rất may là chúng đã nhượng bộ kịp thời nên không xảy ra cuộc tàn sát đẫm máu vì phe biểu tình cũng đã dự kiến trường hợp bị bọn chúng đàn áp nên người nào cũng chuẩn bị vũ khí là những cây gỗ hoặc thanh sắt, chấp nhận liều chết, lấy số đông đạp rào tiêu diệt cộng sản.
Thà chết một số người nhưng cũng thoát được một số người và cũng diệt được một số cộng sản còn hơn ngồi im cho chúng mặc tình sát hại… Từ sau vụ "nổi loạn" này, bọn Công an VC đâm ra gờm tù cải tạo trong Trại. Chúng không dám ngang nhiên đi vào trong Trại lẻ tẻ như trước. Hàng ngày, cứ sau 6 giờ chiều, khi bóng tối bất đầu phủ xuống khu nhà giam, bọn cai ngục khóa chặt cổng ra vào và từ lúc đó cho đến sáng không một tên nào héo lánh vào Từ sau ngày đó, tù nhân cải tạo được hưởng chút tự do tạm bợ trong 4 vòng kẽm gai nhà giam. Anh em thường tổ chức sinh hoạt văn nghệ hàng đêm để hát những bản nhạc chống cộng của Cục Chính huấn trước kia, tụ họp ăn uống, chè cháo, trò chuyện v.v... từ nhà này sang nhà khác và chui rào sang các Trại kế cận để thăm nhau.
Hồ Văn Hiếu (2) lễ mễ bưng nồi thịt kho từ dưới khu nhà bếp trở về Đội 16. Anh chàng Chuẩn úy Phòng 2 Tiểu khu Long Khánh tuy mới 23 tuổi đầu, với hơn một năm làm lính nhưng cũng đã trải qua 4 mùa xuân đau thương trong lao tù. Bạn bè thường gọi anh là Hiếu Voi vì chiều cao quá khổ và vóc dáng kềnh càng. Hiếu Voi lúc nào cũng xông pha gánh vác những công việc nặng nhọc thay cho các đàn anh gầy còm, ốm yếu. Chiều 29 Tết, Hiếu Voi và một số anh em thuộc Đội 18 của Thượng sĩ già Nguyễn Quang Quýnh, Phòng 2 Tiểu khu Phước Long (3), đã nhận được nhiệm vụ theo Hậu Cần ra chợ Biên Hòa tải hàng về ăn Tết. Bà con buôn bán ở chợ khi biết đám người ăn mặc rách rưới đang khuân vác hàng là Sĩ quan cải tạo liền bảo nhau "phát động căm thù”; họ ùn ùn kéo nhau đến ném vào những tên "ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân" thôi thì đủ mọi loại: bánh chưng, bánh tét, mứt, kẹo, trà, sữa, đường, thuốc lá v.v... Nhiều người còn dúi cả tiền vào tay những người tù, nhưng các anh không dám nhận vì biết đây là tiền mồ hôi nước mất lao động chật vật của đồng bào. Trái với sự tuyên truyền bịp bợm của cộng sản: "Đảng và nhà nước khoan hồng nhân đạo, tạo điều kiện cho các anh ở lại Trại để học tập cải tạo; vì nhân dân bên ngoài đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nên khi gặp các anh, họ sẽ phát động căm thù ném đá vào các anh thì làm sao chúng tôi bảo vệ được? Đảng phải giữ các anh là để bào vệ an ninh cho các anh..."
Cái tình cảm của dân chúng Miền Nam đành cho những anh em cải tạo nó bao la như biển rộng mà các anh đã gặp trên khắp mọi nơi. Nhân dân Miền Nam lúc nào cũng dành tình thương mến sâu đậm với chiến sĩ VNCH; nhất là trong hoàn cảnh lao tù; nên bất kỳ ở đâu, khi người tù đi ra ngoài, gặp được dân chúng là y như rằng sẽ được họ tiếp tế đủ mọi thứ theo khả năng của từng nhóm người. Có lẽ đây là một cách họ ngầm cảm ơn sự hy sinh cao cả của anh em khi xả thân phục vụ đất nước bảo vệ sinh mạng và tài sản cho chính họ, nay sa cơ thất thế trong vòng tay bạo tàn của cộng sản, họ tìm cách ngầm trả ơn; nhưng cũng có thể chỉ vì lòng thương hại cho kẻ thất thế cá chậu chim lồng mà ra tay cứu giúp. Dù sao chăng nữa tình cảm cao quý ấy cũng làm ấm lòng những người tù. Nhưng không phải tất cả mọi người đều có lòng tốt bụng như vậy, mà ở một số địa phương có nhiều kẻ vì theo đóm ăn tàn, muốn lập công nên cũng hà hiếp đồng bào để tiến thân..., gặp những phần tử này, anh em cũng bị nhiều nỗi đau đớn, oan khiên.
Hiếu lợi dụng lúc nhốn nháo, đông đúc, chạy vội lại hàng thịt mua được vài ký thịt heo, người bán hàng chỉ lấy với giá tượng trưng; nhờ vậy tối nay bọn chàng có được nồi thịt heo béo ngậy để ăn với dưa chua... Cũng may toán công tác về đến Trại quá tối nên không bị vệ binh gác cổng khám xét gì cả; hơn nữa bọn vệ binh thấy tải hàng Tết về nên bọn chúng cũng chộn rộn chờ được chia chác khẩu phần Tết. Nhờ vậy quân ta hoàn toàn không tổn thất gì...
Lê Văn Lâm (4), Trung úy, Sĩ quan Không ảnh của Phòng 2 thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III và Phạm Anh Tuấn (5), Trung úy, Sĩ quan An Ninh của Trung Tâm Thẩm Vấn Quân Đoàn III có nhiệm vụ kê bàn ghế cho bữa ăn tối nay của cả nhóm. Những chiếc bàn con được kê liền sát nhau ở lối đi giữa hai Đội 15 và 16 K.1, dưới tàn trứng cá. Không hiểu anh chàng cải tạo nào đã có sáng kiến trồng trứng cá chung quanh nhà, vừa có bóng mát làm dịu đi cái nóng như thiêu đốt của trưa hè, vừa có trái ngọt để ngày ngày từng anh ra ngửa cổ lên tàn cây trứng cá tìm kiếm chút chất ngọt bồi dưỡng cho cái cơ thể thiếu đường kinh niên, căn bệnh chính của mọi người tù. Toàn trại K 1 đều được trồng những cây trứng cá dọc theo hiên nhà, mỗi cây cách nhau độ 3 mét, nên bóng mát che rợp lối đi giữa hai căn nhà. Cũng chính vì thế trong trại đã nảy sinh ra một cái nghề không giống ai: nghề nuôi bọ ngựa. Có lẽ cái nghề này chỉ phát được trong trại tù khi người ta bị dồn vào cùng đường nên tìm mọi thứ tiêu khiển để quên tháng ngày dài đăng đẳng trong 4 vòng rào kẽm gai để không còn phải nghĩ ngợi phiền muộn vì mong ngóng ngày về. Trước đây đã có những anh nuôi kiến, nuôi ruồi, nuôi dán, nuôi dế... thì ở K 1 giờ lại có thêm nghề nuôi bọ ngựa nữa mới lạ đời. Những anh chàng bọ ngựa thân hình dài ngoằng ốm nhách, với hai cái càng lúc nào cũng ở tư thế sẵn sàng chém bất cứ kẻ thù nào đứng trước mặt; nhưng thân hình lại khoác một chiếc áo nhà tu với chiếc áo choàng là đôi cánh dài, hai cái càng lúc nào cũng như chắp lại phía trước để cầu nguyện. Có lẽ chính vì thế mà họ hàng nhà bọ ngựa dù có tên gọi là "mantis" nhưng đồng thời cũng được gọi là "praying mantis". Từ khi nghề nuôi bọ ngựa được phát triển mạnh mẽ trong trại cải tạo, bỗng dưng các chú "mantises" được sủng ái một cách đặc biệt: được các đấng tù nâng niu, nuôi nấng trong các “lâu đài tình ái" làm bằng những chiếc hộp giấy có lót giấy hoặc bông gòn cho êm ấm. Từ ngày về dinh, các chú bọ ngựa tự nhiên trở thành chủ nhân ông của những lâu đài xinh xắn, không còn phải hùng hục lao động vất vả theo kiểu "lao động xã hội chủ nghĩa” mới có miếng ăn đói. Các chú cứ việc ngồi không ăn bám, nói theo ngôn ngữ của đảng ta; và các đấng cải tạo tự nhiên trở thành những người hầu, hàng ngày có nhiệm vụ bắt các con ruồi béo ngậy dâng đến tận miệng chủ nhân bọ ngựa. Công việc chính của chú bọ ngựa bây giờ là ăn ngủ cho béo đẫy đà, mau lớn để đến tuổi trăng hoa sẽ được giao hợp với một nàng lady bọ ngựa nẩy nở mơn mởn như nàng “Monica Lewinsky" cho đám khán giả tù xem. Kể ra tạo hoá cũng quá bất công với những chàng bọ ngựa, vì đời sống của các chàng quá ngắn ngủi; ngay khi vừa biết mùi vị tình ái lần đầu tiên trong đời thì cũng là lúc chàng khăn gói quả mướp đi vào cõi chết; vì phong tục tập quán ngàn đời của giòng giống nhà chàng là sau cơn ân ái, nàng bọ ngựa sẽ xơi tái người tình của mình để "mãi mãi chàng ở trong em... "Có lẽ giống bọ ngựa là giống máu ghen kinh khủng nhất đời, hơn Hoạn Thư ngày xưa gấp ngàn vạn lần... và các chàng bọ ngựa cũng là kẻ sợ vợ nhất thế gian vì chàng chỉ tuân phục nằm tin cho nàng xơi tái mà không oán trách kêu gào, chống cự gì cả.
Gió thổi rì rào trên các tàn lá trứng cá, tạo thành những âm thanh xào xạc. Tiếng nói, tiếng cười hoà lẫn tiếng bàn ghế va chạm, tiếng bát đũa khiến Vũ có cảm giác như đang được tham dự một đám giỗ tết ở gia đình khi xưa, lúc đất nước chưa bị tan hoang bởi sự tàn phá của người cộng sản; chỉ có khác chăng là cái khung cảnh âm u của đêm tối và thực khách tham dự là những hình nhân gầy guộc. Trung sĩ nhất Phạm Văn Ứng, đơn vị 101 Quân Báo (6) đang đặt chiếc đèn chai lù mù lên bàn và Nguyễn Bình Trị, Trung úy thuộc Cục Tâm Lý Chiến (7) đang loay hoay sắp xếp những món ăn trên bàn. Hai cái điếu cày nhôm làm bằng vỏ của trái hoả pháo được chạm trổ tinh vi hình rồng uốn khúc cũng được đặt sẵn trên bàn cùng hộp thuốc lào ba số 8 và bó đóm tre. Hút thuốc lào là cả một cái thú vị; hơi khói thuốc lào phải được đốt bằng đóm tre tước thiệt mỏng thì mới ngon. khói thuốc sẽ chạy từ nõ điếu xuống phần nước ở trong chiếc điếu cầy, phát ra những âm thanh lọc sọc và khói thuốc bị dồn thẳng vào phổi làm tê rần xuống tận đầu ngón tay. Dân hút thuốc lào gọi lúc này là lúc "thủy hoả tương giao", nên các anh chàng ghiền thuốc lào còn hơn ghiền gái. Chẳng thế mà ở tờ giấy nhãn thuốc Ba Số Tám có in hai câu:
"Ông đây muốn bỏ thuốc lào,
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên... "
để chứng minh rằng cái sự ghiền thuốc lào nó ăn vào tận thâm căn cố đế của con người nên khó lòng mà bỏ lắm thay. Trong khi đó Nguyễn Anh Tuấn, Trung úy sĩ quan thuộc Tiều đoàn 30 Chiến Tranh Chính Trị (7) đang ngồi so giây chiếc đàn guitare tự chế bằng ván ép.
Tiếng loa phóng thanh của Ban Giám Thị trại giam chát chúa phát ra những âm thanh the thé giọng hát nữ, một bản nhạc nghe rất chi là phản nghệ thuật. Đây là "thơ con cóc" của Hồ Chí Minh, được một nhạc sĩ gia nô nào đó của Miền Bắc phổ thành nhạc. Thơ đã là một quái thai nặng mùi xú uế, mà giai điệu của nhạc hòa lẫn với tiếng the thé truyền thống của ca sĩ xã hội chủ nghĩa khiến "bài vè của bác" trở thành càng khó ngửi hơn. Tội nghiệp cho cái lỗ tai của hơn 60 triệu đồng bào cả nước bị tra tấn bằng một loại thơ, nhạc thơm mùi cóc chết ròng rã suốt bao chục năm trời:
"Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập , vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ, đồng bào
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn ? "
Vâng! Đúng là vui hơn! Sau ngày hiệp thương thống nhất đất nước để tiến nhanh, tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa, con người vong bản Việt cộng đã biến cả nước thành một địa ngục khổng lồ, đã khiến biết bao gia đình ly tán, đã đẩy trẻ thơ ra khỏi trường học để cầm cuốc xẻng lao động, để lang thang đầu đường xó chợ... Chỉ trong một thời gian ngấn sau khi chiếm cứ Miền Nam, cộng sản đã biến phần đất sung túc, no ấm thành mảnh đất nghèo nàn, lạc hậu, thiếu ăn; họ đã đưa nhân dân Miền Nam bước một bước thụt lùi bằng đôi hia bảy dặm để theo kịp đà lạc hậu, chậm tiến của Miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Sau ngày Bắc Nam sum họp, chỉ nhìn thấy những khuôn mặt u sầu, ủ rũ của người dân bị tước đoạt tài sản, bị tịch thu nhà đất, bị đầy ải lên những vùng rừng thiêng nước độc để xây dựng vùng kinh tế mới, được biết thế nào là ăn độn ngô, khoai, sắn, bo bo đến xanh lè cả người. Chỉ thấy con người ốm o gầy mòn vì thiếu thực phẩm, thiếu dinh dưỡng. Chỉ thấy những ánh mắt lờ đờ mỏi mệt vì thiếu ăn và sợ sệt vì không biết khi nào thì bị bắt bớ đầy ải trong các trại cải tạo.
Cộng sản đã thành công trong việc bần cùng hóa nhân dân; chúng đã áp đặt chính sách mậu dịch quốc doanh để kiểm soát chặt chẽ cái bao tử người dân và chúng lại càng thành công hơn trong việc sử dụng bạo lực một cách dã man, tàn nhẫn để khống chế, trấn áp người dân.
Hình ảnh cái loa trong xã hội cộng sản đã trở thành một thứ biểu tượng đặc biệt phó biến rộng rãi ở bất cứ một nước cộng sản nào.
Nó là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người dân. Khắp cả nước, chỗ nào cũng có những cái loa với tiếng the thé của xướng ngôn viên ré lên từ tờ mờ sáng, khi mọi người đang yên ngủ trong những giấc mơ bình an; nó xoáy vào đến tận óc khiến người ta phải rùng mình nổi gai ốc choàng tỉnh dậy và cứ thế nó kéo dài cho đến khuya. . . Cái loa là nỗi kinh hoàng của biết bao người trong xã hội cộng sản. Cái loa là một hình thức tra tấn, hành hạ khủng khiếp nhất đối với tù nhân; vừa dùng để nhét vào sọ lũ tù bằng thứ lý luận ngô nghê rỗng tuếch, vừa để tuyên truyền đường lối chính sách lừa mị của đảng, nhai đi nhai lại cùng một luận điệu tuyên truyền rẻ tiền ngày này sang ngày khác. Đêm nào cũng vậy, cứ vào lúc 11 giờ khuya, khi mọi người vừa chập chờn trong giấc ngủ mỏi mệt sau một ngày lao động vất vả thì cái loa ré lên, ra rả nói khiến cho người hiền lành nhất của phải phát chửi thề. Người tù trong xã hội cộng sản là những người treo đời mình trên sợi giây định mệnh nghiệt ngã mà ranh giới giữa sự sống và cái chết không còn nghĩa lý.
Tiếng loa phát thanh đêm nay cũng báo hiệu sắp đến giờ giao thừa, sắp đến thời điểm lụi tàn của năm cũ Mậu Ngọ để bước vào năm Kỷ Mùi, cũng là năm từ thứ tư của đời người bại binh trong tủi nhục hằng hằng dưới đáy sâu địa ngục đỏ...
Bạn bè của Vũ đã lục tục kẻo đến, người nào vai cũng vác theo ghế xếp, tay cầm chén đũa. Ghế là những thanh gỗ do người tù tự đóng lấy và mặt ghế là những mảnh vải bao cát gỡ từ các lô cốt. Trong cái xã hội nhỏ bé lao tù, mỗi lần đi đâu đều phải mang theo ghế riêng mới có chỗ ngồi, nhất là đi dự "tiệc tùng, chè cháo"; thực khách phải tự túc ghế ngồi và bát đũa để không gây phiền phức, bối rối cho chủ nhân trong cơn bĩ cực. Nhiều khi nói tiệc tùng cho có vẻ sang trọng, có vẻ "ăn cơm khách"; thực ra có những bữa tiệc trên 10 người dự mà thức ăn chỉ là ngô, hoặc khoai sắn cùng một nồi canh lá lang nấu với vài con nhái nhỏ bằng đầu ngón tay. Người bất được nhái muốn chia sẻ chút protéin hiếm quý từ trong những con nhái nhỏ để đánh lừa cái bao tử luôn luôn thiếu thốn chất protéin. Ngay từ bản chất, những người lù cải tạo đã là những Sĩ quan QLVNCH nên cái máu tiểu tư sản trí thức vẫn ăn sâu trong huyết quản, cho dù ở hoàn cảnh khốn cùng cũng vẫn giữ được cái tư cách đàng hoàng chững chạc, cái tác phong trang trọng. Dĩ nhiên trong tập thề đông đảo cũng có những con sâu bọ hèn mạt, nhưng họ chẳng qua là một thiểu số không đáng kể; với thời gian họ cũng phải sáng mắt, sáng lòng.
Đêm hôm nay khung cảnh của trại vui nhộn hẳn lên vì chỗ nào cũng tụ tập thành từng nhóm nhỏ từ 5, 6 người hoặc đông hơn ngồi tiệc tùng chè chén, ca hát hoặc trò chuyện. Những ánh đèn chai lù mù giăng kín cả sân, rải rác khắp nơi như ánh sao sa trông khung cảnh càng thêm huyền ảo. Nhóm của Vũ đông gần 20 người, toàn là những bạn bè thân thiết quen nhau từ trước 30-4-1975, hoặc đã sống với nhau nhiều năm trong lao tù. Họ trò chuyện vang rền. Những kỷ niệm của một thời, một tuổi lãng đãng như mây trời cuồn cuộn kẻo về vây phủ tâm hồn kẻ tù đầy.
Tiếng cười dòn dã của Dương Cự (8), giọng nói sang sảng của Hoàng Văn Giang (9), cặp mắt ti hí của Phan Lạc Giang Đông (10) tiếng nói nhỏ nhẹ như con gái của Đỗ Văn Thụy (11) hòa lẫn đủ mọi âm thanh cười nói, tiếng bát đũa va chạm... Đặc biệt trong bữa tiệc tất niên hôm nay còn có 1 người "khách ngoại quốc" tham dự đó là Thái Kim Thủy (13), Trung úy Sĩ quan Phòng 2/Quân Đoàn III, bạn cùng khóa và cùng đơn vị với Vũ từ K.5 leo rào sang tham dự nên được bạn bè gọi đùa là “khách ngoại quốc”.
Bữa ăn được tô điểm đậm đà hơn nhờ chút men rượu Bách Nhật do Mẹ Vũ mang gửi chung trong gói quà tết cho anh. Chai rượu được ngụy trang trong một chai nước mắm với đầy đủ nhãn hiệu của Công ty Quốc Doanh Nước Mắm Phan Thiết để che mắt bọn công an coi tù. Mẹ anh còn cẩn thận bôi nước mắm lên nắp và thành chai để xông lên mùi nồng nặc, đánh lừa lũ công an; chính vì vậy khi khám xét trước khi cho vào trại bọn chúng đã không nghi ngờ gì cả. Ngay bản thân Vũ cũng không hề biết có 1 chai rượu trong bao đựng quà của mình; cho đến khi Cán lấy ra để định pha nước mắm tỏi ớt mới phát giác ra món quà đặc biệt ngày cuối năm của Vũ là một chai rượu Bách Nhật. Đây là một loại rượu rất đặc biệt do Mẹ Vũ pha chế hằng năm để dùng trong gia đình. Rượu có vị ngọt, thơm và màu đỏ thẫm như màu rượu vang nhưng ngon hơn vì làm bằng gạo nếp than. Mẹ Vũ ủ và lọc thật công phu mới có được những chai rượu trong vắt không gợn chút cặn đục. Bà dùng loại gạo nếp than thật tốt, nấu thành xôi, không được khô quá cũng không được nhão quá; sau đó trải đều trên những tấm nia đan bằng tre cho nguội, phía dưới có lót lá chuối. Khi nếp đã nguội hẳn, rắc đều lên trên mặt một lớp men rượu (men nhiều hay ít tùy ý; nếu muốn rượu nặng thì cho nhiều men, nếu muốn độ rượu nhẹ thì cho ít men); rồi đem ủ kín. Khoảng 2 ngày sau, xôi bắt đầu lên men, bốc mùi thơm lừng cả nhà và tươm ra những nước “cái rươu” màu đỏ hồng, ngọt lịm. Lúc này đem ra ăn sẽ có mùi vị giống như ăm cơm rượu giết sâu bọ trong dịp Tết Đoan Ngọ, nhưng thơm và ngon ngọt hơn vì làm bằng gạp nếp than. Mẹ Vũ đem tất cả cho vào một cái hũ lớn có dung tích khoảng 50 lít, thêm vào đấy vài lít rượu đế vài củ sâm Cao Ly, Thục Địa và Táo Tàu... đậy nút thật chặt rồi đem chôn ngoài vườn đúng một trăm ngày (vì thế thường được gọi là rượu Bách Nhật). Khi đào lên, đem lọc kỹ sẽ có mùi thơm ngào ngạt và khi uống có vị ngọt. Vì rượu làm để dùng trong nhà nên nhiều khi mẹ chàng chôn cả năm dưới đất; càng chôn lâu, rượu càng ngon.
Các bà mẹ Việt Nam là những người đàn bà tuyệt vời nhất trần gian; các bà hy sinh suốt cả cuộc đời cho chồng con. Các bà lo liệu chu toàn mọi việc từ trong nhà đến ngoài ngõ; từ chuyện quản trị ngân sách gia đình đến chuyện giao tế với xã hội; mọi việc đều được sắp xếp gọn ghẽ đâu vào đấy.
Các bà lo cho con cái từ miếng ăn cho đến manh áo, lúc nào cũng yêu thương bảo bọc các con. Mẹ mất ăn mất ngủ trằn trọc hàng đêm theo bước chân con đang gian lao ở những chiến trường xa. Đến khi nước mất nhà tan mẹ lại lặn lội thân cò tìm con khắp nơi, nuôi con khắp mọi chỗ cho dù xa xôi cách mấy mẹ cũng tìm đến để nuôi con. Tình thương của các bà mẹ Việt Nam thật là vĩ đại hơn bất cứ thứ gì trên đời. Vũ thầm nghĩ nếu anh mà có quyền cao chức trọng, việc (fâu tiên anh làm sẽ là tuyên dương người mẹ Việt Nam cho toàn thế giới phải khâm phục...
Nhờ có chút men rượu nên những món ăn trở nên ngon hơn. Người nào cũng tấm tắc khen rượu Bách Nhật của Mẹ Vũ làm ngon; hơn nữa trong hoàn cảnh khốn cùng của bọn chàng; có chút men rượu đã là điều ngoài dự tưởng. Ai cũng ngạc nhiên với món quà bất ngờ cuối năm mà Vũ nhận được trong thùng quà mà họ cũng nhờ đó được hưởng lây.
Khoảng một tiếng đồng hồ sau, khi những món ăn trên bàn đã được thanh toán một cách cẩn thận; mọi người đều cảm thấy ấm áp cái dạ dày vốn lép kẹp lâu ngày. Ứng, Cán và Hiếu Voi thu dọn chiến trường để chuyển sang tiết mục văn nghệ bỏ túi.
Đêm càng khuya, gió lạnh heo hút; mọi người yên lặng lắng hồn minh theo tiếng đàn, tiếng hát. Tiếng hát của Nguyễn Anh Tuấn trầm ấm, lôi kéo người nghe nhớ lại những kỷ niệm hào hùng của người lính chiến VNCH qua những bài Chiến đấu ca đã một thời vang vang trên khắp mọi nẻo đường đất nước. Những bài hát có tác động tinh thần làm người nghe phải rưng rưng nước mắt khi nghĩ đến bạn bè của mình đã ngã xuống một cách kiêu hùng trên khắp mọi địa danh sôi động của 4 Vùng Chiến thuật. Máu của quân dấn Miên Nam đã thấm xuống lòng đất mẹ để bảo vệ từng tấc đất thân yêu không bị lọt vào tay giặc thù vong nô Việt cộng.
Máu của họ đã tô thắm ngọn cờ vàng ba sọc đỏ và viết nên những trang sử bêu hùng. Giờ đây trong cảnh nước mất nhà tan, mang thân phận tù đầy trong đáy sâu địa ngục đỏ, họ là những người bị bội phản đớn hèn bởi ngay những người lãnh đạo của họ; bởi ngay những kẻ gọi là đồng minh của họ. Họ đang phải ngày qua ngày treo đời mình trên sợi giây định mệnh nghiệt ngã, kéo dài kiếp tù đầy trong những trại biến hình của cộng sản. Họ đang ngậm những trái bồ hòn để đi trên đoạn đường núi sọ, lòng nuôi căm thù ngút lửa. Họ xót xa khi nghĩ đến sự hy sinh cao quý của bạn bè mình cho quê hương yêu dấu mà nay bị bội phản đớn hèn...
Tiếng hát của Tuấn lãng đãng bay trong không gian ùn ắng của đêm khuya, làm se sắt lòng người. Vũ bất chợt rùng mình không hiểu vì lạnh hay vì nghĩ đến bản nhạc Tuấn đang hát. Vũ còn nhớ hình ảnh của Tuấn cùng với cây đàn guitare và bộ treillis, đi khắp mọi nơi để trình diễn cho các đơn vị chiến đấu. Cũng vẫn dáng dấp thư sinh cao gầy ấy, giọng hát truyền cảm ấy và tiếng đàn réo rất ấy; ào bây giờ Vũ thấy Tuấn thành công hơn trước, gây được sự xúc động cho người nghe nhiều hơn trước.
Đêm đã thật khuya, sương xuống ướt đẫm vai áo, gió vi vu trên cao, làm rung động nhè nhẹ ào tàn trứng cá. Đa số anh em đã giải tán đi ngủ để sáng ngày mai còn theo dõi trận đấu bóng chuyền giữa các Đội. Những ánh đèn chai không còn như sao sa ở các khoảng trống giữa hai dãy nhà, khiến bóng tối dày đặc thêm và không gian cũng yên tĩnh hơn. Nhóm của Vũ cuối cùng chỉ còn lại 4 người: Vũ, Cán, Tuấn và Ứng. Cây đàn guitare đã được dựng ở hiên nhà. Tiếng nõ điếu cày lọc sọc và ánh lửa lập lòe lừ cây đóm tre trên tay Cán. Mùi khói thuốc lào thơm phức tan mang trong không khí mù đặc hơi sương. Tuấn đang thì thào kể cho Ứng nghe về cuộc đời ca hát của anh ngày xưa, về mối tình với cô ca sĩ của Tiểu đoàn 30 CTCT tên Mai Khanh và những kỷ niệm khi đóng phim Sóng Tình với Thẩm Thúy Hằng...
Năm mới đã bất đầu; không biết Vũ và bạn bè còn phải chịu đựng bao nhiêu năm tháng nhục nhằn trong lao tù của lũ cộng sản xảo quyệt và đê hèn. Lòng Vũ trống trải. Anh đứng dậy, lững thững đi vào nhà với những ý nghĩ vẩn vơ, đầu óc rối mù. Đã 4 mùa xuân trôi qua hờ hững. Bốn mùa Xuân làm kiếp bại binh trong tận cùng đáy sâu của lao tù. Đây là rân đầu tiên Vũ cảm thấy buồn da diết...
VŨ UYÊN GIANG
Vũ nhặt mấy cục than quả bàng nhỏ bằng đầu ngón tay cái bỏ vào chiếc lò làm bằng thùng tôn đựng nước. Đây là tác phẩm vĩ đại của Nguyễn Ngọc Cán, Chuẩn úy Trưởng Ban 2 Chi Khu ở Tỉnh Kiên Giang (1). Để chuẩn bị nấu nướng trong dịp Tết, Cán đã hì hục mất mấy ngày gò cái lò tôn và nắn những cục than quả bàng đem phơi khô trên mái nhà. Tiếng than nó tí tách và những hoa lửa bay ngoằn ngoèo trong không gian như pháo bông trông thật vui mát, khiến Vũ quay quắt nhớ ào đêm thức canh nấu bánh chưng khi còn trai treo ở dưới mái ấm gia đình. ánh đèn điện vàng vọt hát ra từ những dãy nhà tôn của Trại K.1 Suối Máu (Biên Hòa) không đủ soi sáng cái bóng đêm dày đặc của tối ba mươi.
Chung quanh chỗ Vũ, từng ánh lửa bập bùng tỏa ra từ những chiếc lò con kê dọc hai bên hiên nhà và từng nhóm người lui cui nấu nướng, bóng họ hất nhòe nhoẹt trên vách như những người không tô, đen đúa. Cảnh tượng náo nhiệt y như là một cái chợ đêm ở ngoài Bắc trong thời kỳ tản cư, mà thuở ấu thời anh đã trải qua, bây giờ vẫn còn hạn sâu trong trí nhớ. Tiếng nói cười vang cả một góc sân.
Chỉ còn mấy tiếng đồng hồ phù du nữa là bước sang năm mới, năm Kỷ Mùi 1979, cũng là cái Tết thứ tư của các Quân Nhân Công Chức, Cán bộ XDNT, Cảnh Sát Quốc Gia VNCH trong lao tù cộng sản Hầu hết anh em đều đã được gia đình lên thăm nuôi, tiếp tế vào những ngày giáp Tết; mang vào cho họ những bao quà nặng trĩu ân nghĩa của gia đình mà những bà mẹ, những người vợ, người chị, người em đã nhịn ăn, nhịn mặc chắt chiu gói ghém mang lên nuôi người tù bất hạnh trong đáy sâu địa ngục đỏ. Phải nói rằng tình thương của gia đình những người tù cải tạo thật là to lớn vô bờ vì dưới chế độ hà khắc của cộng sản, mọi người đều thiếu ăn, thiếu mặc như nhau; mọi người đều bị kiểm soát cái bao tử chặt chẽ giống nhau, nhưng họ vẫn dành dụm, chắt chiu mang lên thăm nuôi tù, hòng an ủi kẻ bại binh không bị cô đơn trong mặc cảm bị bỏ rơi toàn diện. Nghĩa cử ấy thật là vĩ đại, con người phải vinh danh những bà mẹ, những bà vợ, những chị, những em của các người tù trong các trại hóa thú của cộng sản... Nhờ có quà thăm nuôi dịp cuối năm nên chỗ nào cũng tổ chức thành từng nhóm tiệc tùng, chè cháo đón giao thừa. Đây là lần đầu tiên lũ tư nhân được hưởng một cái tết thật thoải mái và tự do nhất trong 4 vòng rào kẽm gai của đạo lý xã hội chủ nghĩa. "Tự Do! " Hai chữ thật mong manh, tự nó đã có những hấp lực khiến con người thèm thuồng, khao khát; nhất là những người sống dưới sự cai tù bạo tàn của cộng sản. Tự do đã trở thành một thứ xa xỉ phẩm trân quý trong cái xã hội cộng sản đầy rẫy những nhà tù từ Bắc chí Nam sau ngày 30-4~975. Tự Do! Hai tiếng quen thuộc mà nghe sao xa lạ như vọng về từ tiền kiếp xa nào và thật là mỉa mai khi nói rằng sống trong lao tù cộng sản mà được hưởng sự tự do... Cái tự do trong những thiên đường cộng sản chỉ là một thứ bánh vẽ, đảng đã dùng để lừa mị nhân dân và lừa mị chính mình. Mọi người "được tự do nói theo những gì đảng nói, lãnh tụ nói và nghĩ theo những gì đảng nghĩ dù đó là những điều gian dối; không được quyền thắc mắc, hay ra ngoài khuôn thước này. Mọi người được tự do sống trong những khuôn mẫu đảng nắn và làm rập khuôn những điều đảng dạy. Con người trở thành những cái máy: đi, đứng, nói, nghĩ, làm, ăn, ở, mặc v.v... rập khuôn giống nhau. Nếu phần tử nào đi chệch choạc đường đảng vẽ thì sẽ bị đảng loại trừ không thương xót không kể kẻ đó là người dày công hãn mã xây dựng đảng hay là người trước kia đã từng cầm cân nảy mực soạn thảo các kế hoạch cho đảng.
Vậy mà đám tù nhân cải tạo trong khu Trại Suối Máu Biên Hòa đã được hưởng chút tự do hiếm quý ấy trong một thời gian ngắn ngủi. Đó là một sự thật không tưởng, sau cuộc biểu tình ngồi của hơn 5000 tù nhân cải tạo thuộc 5 Trại: K.1, K.2, K.3, K.4 và K.5 vào đêm Giáng Sinh 24-12-1978. Giữa cái giá lạnh của thời tiết mùa đông, Tiếng hát "Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời. Nằm trong hang đá, nơi máng lừa..." của hơn 5000 cái miệng tù đã vang vọng cả khu Hố Nai, lồng lộng bay trong gió vang xa khắp nơi như một thách đố hùng hồn, nói lên sự can đảm phi thường, tinh thần anh dũng bất khuất trước bạo lực và lập trường chống cộng vững vàng của những Quân Nhân, Công Chức, Cán bộ Xây Dựng Nông Thôn, Cảnh sát Quốc Gia VNCH trong lao tù. Sự kiện bất thường này khiến bọn cai tù cộng sản bối rối, lúng túng không biết xử trí ra sao trước diễn biến bất ngờ này. Cuối cùng tên Trung tá Đào Lượng, Chánh Giám Thị Nhà Giam Chí Hòa 2 (tức Trại Suối Máu) đã phải ra lệnh cho thuộc hạ thả 3 anh em tù nhân bị chúng bắt giữ ở K 1 khi đang tham dự Thánh Lễ nửa đêm. Nguyên nhân chính của cuộc biểu tình phát xuất từ việc bắt giữ 3 Cải tạo Viên ở K1 này kéo theo các K.2, K.3, K.4 và K.5 cùng tham gia cuộc biểu tình ngồi ngoài sân bóng giữa đêm đông giá lạnh. Bọn cộng sản phải huy động xe thiết giáp đến vây khu Trại Suối Máu; nhưng rất may là chúng đã nhượng bộ kịp thời nên không xảy ra cuộc tàn sát đẫm máu vì phe biểu tình cũng đã dự kiến trường hợp bị bọn chúng đàn áp nên người nào cũng chuẩn bị vũ khí là những cây gỗ hoặc thanh sắt, chấp nhận liều chết, lấy số đông đạp rào tiêu diệt cộng sản.
Thà chết một số người nhưng cũng thoát được một số người và cũng diệt được một số cộng sản còn hơn ngồi im cho chúng mặc tình sát hại… Từ sau vụ "nổi loạn" này, bọn Công an VC đâm ra gờm tù cải tạo trong Trại. Chúng không dám ngang nhiên đi vào trong Trại lẻ tẻ như trước. Hàng ngày, cứ sau 6 giờ chiều, khi bóng tối bất đầu phủ xuống khu nhà giam, bọn cai ngục khóa chặt cổng ra vào và từ lúc đó cho đến sáng không một tên nào héo lánh vào Từ sau ngày đó, tù nhân cải tạo được hưởng chút tự do tạm bợ trong 4 vòng kẽm gai nhà giam. Anh em thường tổ chức sinh hoạt văn nghệ hàng đêm để hát những bản nhạc chống cộng của Cục Chính huấn trước kia, tụ họp ăn uống, chè cháo, trò chuyện v.v... từ nhà này sang nhà khác và chui rào sang các Trại kế cận để thăm nhau.
Hồ Văn Hiếu (2) lễ mễ bưng nồi thịt kho từ dưới khu nhà bếp trở về Đội 16. Anh chàng Chuẩn úy Phòng 2 Tiểu khu Long Khánh tuy mới 23 tuổi đầu, với hơn một năm làm lính nhưng cũng đã trải qua 4 mùa xuân đau thương trong lao tù. Bạn bè thường gọi anh là Hiếu Voi vì chiều cao quá khổ và vóc dáng kềnh càng. Hiếu Voi lúc nào cũng xông pha gánh vác những công việc nặng nhọc thay cho các đàn anh gầy còm, ốm yếu. Chiều 29 Tết, Hiếu Voi và một số anh em thuộc Đội 18 của Thượng sĩ già Nguyễn Quang Quýnh, Phòng 2 Tiểu khu Phước Long (3), đã nhận được nhiệm vụ theo Hậu Cần ra chợ Biên Hòa tải hàng về ăn Tết. Bà con buôn bán ở chợ khi biết đám người ăn mặc rách rưới đang khuân vác hàng là Sĩ quan cải tạo liền bảo nhau "phát động căm thù”; họ ùn ùn kéo nhau đến ném vào những tên "ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân" thôi thì đủ mọi loại: bánh chưng, bánh tét, mứt, kẹo, trà, sữa, đường, thuốc lá v.v... Nhiều người còn dúi cả tiền vào tay những người tù, nhưng các anh không dám nhận vì biết đây là tiền mồ hôi nước mất lao động chật vật của đồng bào. Trái với sự tuyên truyền bịp bợm của cộng sản: "Đảng và nhà nước khoan hồng nhân đạo, tạo điều kiện cho các anh ở lại Trại để học tập cải tạo; vì nhân dân bên ngoài đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nên khi gặp các anh, họ sẽ phát động căm thù ném đá vào các anh thì làm sao chúng tôi bảo vệ được? Đảng phải giữ các anh là để bào vệ an ninh cho các anh..."
Cái tình cảm của dân chúng Miền Nam đành cho những anh em cải tạo nó bao la như biển rộng mà các anh đã gặp trên khắp mọi nơi. Nhân dân Miền Nam lúc nào cũng dành tình thương mến sâu đậm với chiến sĩ VNCH; nhất là trong hoàn cảnh lao tù; nên bất kỳ ở đâu, khi người tù đi ra ngoài, gặp được dân chúng là y như rằng sẽ được họ tiếp tế đủ mọi thứ theo khả năng của từng nhóm người. Có lẽ đây là một cách họ ngầm cảm ơn sự hy sinh cao cả của anh em khi xả thân phục vụ đất nước bảo vệ sinh mạng và tài sản cho chính họ, nay sa cơ thất thế trong vòng tay bạo tàn của cộng sản, họ tìm cách ngầm trả ơn; nhưng cũng có thể chỉ vì lòng thương hại cho kẻ thất thế cá chậu chim lồng mà ra tay cứu giúp. Dù sao chăng nữa tình cảm cao quý ấy cũng làm ấm lòng những người tù. Nhưng không phải tất cả mọi người đều có lòng tốt bụng như vậy, mà ở một số địa phương có nhiều kẻ vì theo đóm ăn tàn, muốn lập công nên cũng hà hiếp đồng bào để tiến thân..., gặp những phần tử này, anh em cũng bị nhiều nỗi đau đớn, oan khiên.
Hiếu lợi dụng lúc nhốn nháo, đông đúc, chạy vội lại hàng thịt mua được vài ký thịt heo, người bán hàng chỉ lấy với giá tượng trưng; nhờ vậy tối nay bọn chàng có được nồi thịt heo béo ngậy để ăn với dưa chua... Cũng may toán công tác về đến Trại quá tối nên không bị vệ binh gác cổng khám xét gì cả; hơn nữa bọn vệ binh thấy tải hàng Tết về nên bọn chúng cũng chộn rộn chờ được chia chác khẩu phần Tết. Nhờ vậy quân ta hoàn toàn không tổn thất gì...
Lê Văn Lâm (4), Trung úy, Sĩ quan Không ảnh của Phòng 2 thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III và Phạm Anh Tuấn (5), Trung úy, Sĩ quan An Ninh của Trung Tâm Thẩm Vấn Quân Đoàn III có nhiệm vụ kê bàn ghế cho bữa ăn tối nay của cả nhóm. Những chiếc bàn con được kê liền sát nhau ở lối đi giữa hai Đội 15 và 16 K.1, dưới tàn trứng cá. Không hiểu anh chàng cải tạo nào đã có sáng kiến trồng trứng cá chung quanh nhà, vừa có bóng mát làm dịu đi cái nóng như thiêu đốt của trưa hè, vừa có trái ngọt để ngày ngày từng anh ra ngửa cổ lên tàn cây trứng cá tìm kiếm chút chất ngọt bồi dưỡng cho cái cơ thể thiếu đường kinh niên, căn bệnh chính của mọi người tù. Toàn trại K 1 đều được trồng những cây trứng cá dọc theo hiên nhà, mỗi cây cách nhau độ 3 mét, nên bóng mát che rợp lối đi giữa hai căn nhà. Cũng chính vì thế trong trại đã nảy sinh ra một cái nghề không giống ai: nghề nuôi bọ ngựa. Có lẽ cái nghề này chỉ phát được trong trại tù khi người ta bị dồn vào cùng đường nên tìm mọi thứ tiêu khiển để quên tháng ngày dài đăng đẳng trong 4 vòng rào kẽm gai để không còn phải nghĩ ngợi phiền muộn vì mong ngóng ngày về. Trước đây đã có những anh nuôi kiến, nuôi ruồi, nuôi dán, nuôi dế... thì ở K 1 giờ lại có thêm nghề nuôi bọ ngựa nữa mới lạ đời. Những anh chàng bọ ngựa thân hình dài ngoằng ốm nhách, với hai cái càng lúc nào cũng ở tư thế sẵn sàng chém bất cứ kẻ thù nào đứng trước mặt; nhưng thân hình lại khoác một chiếc áo nhà tu với chiếc áo choàng là đôi cánh dài, hai cái càng lúc nào cũng như chắp lại phía trước để cầu nguyện. Có lẽ chính vì thế mà họ hàng nhà bọ ngựa dù có tên gọi là "mantis" nhưng đồng thời cũng được gọi là "praying mantis". Từ khi nghề nuôi bọ ngựa được phát triển mạnh mẽ trong trại cải tạo, bỗng dưng các chú "mantises" được sủng ái một cách đặc biệt: được các đấng tù nâng niu, nuôi nấng trong các “lâu đài tình ái" làm bằng những chiếc hộp giấy có lót giấy hoặc bông gòn cho êm ấm. Từ ngày về dinh, các chú bọ ngựa tự nhiên trở thành chủ nhân ông của những lâu đài xinh xắn, không còn phải hùng hục lao động vất vả theo kiểu "lao động xã hội chủ nghĩa” mới có miếng ăn đói. Các chú cứ việc ngồi không ăn bám, nói theo ngôn ngữ của đảng ta; và các đấng cải tạo tự nhiên trở thành những người hầu, hàng ngày có nhiệm vụ bắt các con ruồi béo ngậy dâng đến tận miệng chủ nhân bọ ngựa. Công việc chính của chú bọ ngựa bây giờ là ăn ngủ cho béo đẫy đà, mau lớn để đến tuổi trăng hoa sẽ được giao hợp với một nàng lady bọ ngựa nẩy nở mơn mởn như nàng “Monica Lewinsky" cho đám khán giả tù xem. Kể ra tạo hoá cũng quá bất công với những chàng bọ ngựa, vì đời sống của các chàng quá ngắn ngủi; ngay khi vừa biết mùi vị tình ái lần đầu tiên trong đời thì cũng là lúc chàng khăn gói quả mướp đi vào cõi chết; vì phong tục tập quán ngàn đời của giòng giống nhà chàng là sau cơn ân ái, nàng bọ ngựa sẽ xơi tái người tình của mình để "mãi mãi chàng ở trong em... "Có lẽ giống bọ ngựa là giống máu ghen kinh khủng nhất đời, hơn Hoạn Thư ngày xưa gấp ngàn vạn lần... và các chàng bọ ngựa cũng là kẻ sợ vợ nhất thế gian vì chàng chỉ tuân phục nằm tin cho nàng xơi tái mà không oán trách kêu gào, chống cự gì cả.
Gió thổi rì rào trên các tàn lá trứng cá, tạo thành những âm thanh xào xạc. Tiếng nói, tiếng cười hoà lẫn tiếng bàn ghế va chạm, tiếng bát đũa khiến Vũ có cảm giác như đang được tham dự một đám giỗ tết ở gia đình khi xưa, lúc đất nước chưa bị tan hoang bởi sự tàn phá của người cộng sản; chỉ có khác chăng là cái khung cảnh âm u của đêm tối và thực khách tham dự là những hình nhân gầy guộc. Trung sĩ nhất Phạm Văn Ứng, đơn vị 101 Quân Báo (6) đang đặt chiếc đèn chai lù mù lên bàn và Nguyễn Bình Trị, Trung úy thuộc Cục Tâm Lý Chiến (7) đang loay hoay sắp xếp những món ăn trên bàn. Hai cái điếu cày nhôm làm bằng vỏ của trái hoả pháo được chạm trổ tinh vi hình rồng uốn khúc cũng được đặt sẵn trên bàn cùng hộp thuốc lào ba số 8 và bó đóm tre. Hút thuốc lào là cả một cái thú vị; hơi khói thuốc lào phải được đốt bằng đóm tre tước thiệt mỏng thì mới ngon. khói thuốc sẽ chạy từ nõ điếu xuống phần nước ở trong chiếc điếu cầy, phát ra những âm thanh lọc sọc và khói thuốc bị dồn thẳng vào phổi làm tê rần xuống tận đầu ngón tay. Dân hút thuốc lào gọi lúc này là lúc "thủy hoả tương giao", nên các anh chàng ghiền thuốc lào còn hơn ghiền gái. Chẳng thế mà ở tờ giấy nhãn thuốc Ba Số Tám có in hai câu:
"Ông đây muốn bỏ thuốc lào,
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên... "
để chứng minh rằng cái sự ghiền thuốc lào nó ăn vào tận thâm căn cố đế của con người nên khó lòng mà bỏ lắm thay. Trong khi đó Nguyễn Anh Tuấn, Trung úy sĩ quan thuộc Tiều đoàn 30 Chiến Tranh Chính Trị (7) đang ngồi so giây chiếc đàn guitare tự chế bằng ván ép.
Tiếng loa phóng thanh của Ban Giám Thị trại giam chát chúa phát ra những âm thanh the thé giọng hát nữ, một bản nhạc nghe rất chi là phản nghệ thuật. Đây là "thơ con cóc" của Hồ Chí Minh, được một nhạc sĩ gia nô nào đó của Miền Bắc phổ thành nhạc. Thơ đã là một quái thai nặng mùi xú uế, mà giai điệu của nhạc hòa lẫn với tiếng the thé truyền thống của ca sĩ xã hội chủ nghĩa khiến "bài vè của bác" trở thành càng khó ngửi hơn. Tội nghiệp cho cái lỗ tai của hơn 60 triệu đồng bào cả nước bị tra tấn bằng một loại thơ, nhạc thơm mùi cóc chết ròng rã suốt bao chục năm trời:
"Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập , vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ, đồng bào
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn ? "
Vâng! Đúng là vui hơn! Sau ngày hiệp thương thống nhất đất nước để tiến nhanh, tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa, con người vong bản Việt cộng đã biến cả nước thành một địa ngục khổng lồ, đã khiến biết bao gia đình ly tán, đã đẩy trẻ thơ ra khỏi trường học để cầm cuốc xẻng lao động, để lang thang đầu đường xó chợ... Chỉ trong một thời gian ngấn sau khi chiếm cứ Miền Nam, cộng sản đã biến phần đất sung túc, no ấm thành mảnh đất nghèo nàn, lạc hậu, thiếu ăn; họ đã đưa nhân dân Miền Nam bước một bước thụt lùi bằng đôi hia bảy dặm để theo kịp đà lạc hậu, chậm tiến của Miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Sau ngày Bắc Nam sum họp, chỉ nhìn thấy những khuôn mặt u sầu, ủ rũ của người dân bị tước đoạt tài sản, bị tịch thu nhà đất, bị đầy ải lên những vùng rừng thiêng nước độc để xây dựng vùng kinh tế mới, được biết thế nào là ăn độn ngô, khoai, sắn, bo bo đến xanh lè cả người. Chỉ thấy con người ốm o gầy mòn vì thiếu thực phẩm, thiếu dinh dưỡng. Chỉ thấy những ánh mắt lờ đờ mỏi mệt vì thiếu ăn và sợ sệt vì không biết khi nào thì bị bắt bớ đầy ải trong các trại cải tạo.
Cộng sản đã thành công trong việc bần cùng hóa nhân dân; chúng đã áp đặt chính sách mậu dịch quốc doanh để kiểm soát chặt chẽ cái bao tử người dân và chúng lại càng thành công hơn trong việc sử dụng bạo lực một cách dã man, tàn nhẫn để khống chế, trấn áp người dân.
Hình ảnh cái loa trong xã hội cộng sản đã trở thành một thứ biểu tượng đặc biệt phó biến rộng rãi ở bất cứ một nước cộng sản nào.
Nó là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người dân. Khắp cả nước, chỗ nào cũng có những cái loa với tiếng the thé của xướng ngôn viên ré lên từ tờ mờ sáng, khi mọi người đang yên ngủ trong những giấc mơ bình an; nó xoáy vào đến tận óc khiến người ta phải rùng mình nổi gai ốc choàng tỉnh dậy và cứ thế nó kéo dài cho đến khuya. . . Cái loa là nỗi kinh hoàng của biết bao người trong xã hội cộng sản. Cái loa là một hình thức tra tấn, hành hạ khủng khiếp nhất đối với tù nhân; vừa dùng để nhét vào sọ lũ tù bằng thứ lý luận ngô nghê rỗng tuếch, vừa để tuyên truyền đường lối chính sách lừa mị của đảng, nhai đi nhai lại cùng một luận điệu tuyên truyền rẻ tiền ngày này sang ngày khác. Đêm nào cũng vậy, cứ vào lúc 11 giờ khuya, khi mọi người vừa chập chờn trong giấc ngủ mỏi mệt sau một ngày lao động vất vả thì cái loa ré lên, ra rả nói khiến cho người hiền lành nhất của phải phát chửi thề. Người tù trong xã hội cộng sản là những người treo đời mình trên sợi giây định mệnh nghiệt ngã mà ranh giới giữa sự sống và cái chết không còn nghĩa lý.
Tiếng loa phát thanh đêm nay cũng báo hiệu sắp đến giờ giao thừa, sắp đến thời điểm lụi tàn của năm cũ Mậu Ngọ để bước vào năm Kỷ Mùi, cũng là năm từ thứ tư của đời người bại binh trong tủi nhục hằng hằng dưới đáy sâu địa ngục đỏ...
Bạn bè của Vũ đã lục tục kẻo đến, người nào vai cũng vác theo ghế xếp, tay cầm chén đũa. Ghế là những thanh gỗ do người tù tự đóng lấy và mặt ghế là những mảnh vải bao cát gỡ từ các lô cốt. Trong cái xã hội nhỏ bé lao tù, mỗi lần đi đâu đều phải mang theo ghế riêng mới có chỗ ngồi, nhất là đi dự "tiệc tùng, chè cháo"; thực khách phải tự túc ghế ngồi và bát đũa để không gây phiền phức, bối rối cho chủ nhân trong cơn bĩ cực. Nhiều khi nói tiệc tùng cho có vẻ sang trọng, có vẻ "ăn cơm khách"; thực ra có những bữa tiệc trên 10 người dự mà thức ăn chỉ là ngô, hoặc khoai sắn cùng một nồi canh lá lang nấu với vài con nhái nhỏ bằng đầu ngón tay. Người bất được nhái muốn chia sẻ chút protéin hiếm quý từ trong những con nhái nhỏ để đánh lừa cái bao tử luôn luôn thiếu thốn chất protéin. Ngay từ bản chất, những người lù cải tạo đã là những Sĩ quan QLVNCH nên cái máu tiểu tư sản trí thức vẫn ăn sâu trong huyết quản, cho dù ở hoàn cảnh khốn cùng cũng vẫn giữ được cái tư cách đàng hoàng chững chạc, cái tác phong trang trọng. Dĩ nhiên trong tập thề đông đảo cũng có những con sâu bọ hèn mạt, nhưng họ chẳng qua là một thiểu số không đáng kể; với thời gian họ cũng phải sáng mắt, sáng lòng.
Đêm hôm nay khung cảnh của trại vui nhộn hẳn lên vì chỗ nào cũng tụ tập thành từng nhóm nhỏ từ 5, 6 người hoặc đông hơn ngồi tiệc tùng chè chén, ca hát hoặc trò chuyện. Những ánh đèn chai lù mù giăng kín cả sân, rải rác khắp nơi như ánh sao sa trông khung cảnh càng thêm huyền ảo. Nhóm của Vũ đông gần 20 người, toàn là những bạn bè thân thiết quen nhau từ trước 30-4-1975, hoặc đã sống với nhau nhiều năm trong lao tù. Họ trò chuyện vang rền. Những kỷ niệm của một thời, một tuổi lãng đãng như mây trời cuồn cuộn kẻo về vây phủ tâm hồn kẻ tù đầy.
Tiếng cười dòn dã của Dương Cự (8), giọng nói sang sảng của Hoàng Văn Giang (9), cặp mắt ti hí của Phan Lạc Giang Đông (10) tiếng nói nhỏ nhẹ như con gái của Đỗ Văn Thụy (11) hòa lẫn đủ mọi âm thanh cười nói, tiếng bát đũa va chạm... Đặc biệt trong bữa tiệc tất niên hôm nay còn có 1 người "khách ngoại quốc" tham dự đó là Thái Kim Thủy (13), Trung úy Sĩ quan Phòng 2/Quân Đoàn III, bạn cùng khóa và cùng đơn vị với Vũ từ K.5 leo rào sang tham dự nên được bạn bè gọi đùa là “khách ngoại quốc”.
Bữa ăn được tô điểm đậm đà hơn nhờ chút men rượu Bách Nhật do Mẹ Vũ mang gửi chung trong gói quà tết cho anh. Chai rượu được ngụy trang trong một chai nước mắm với đầy đủ nhãn hiệu của Công ty Quốc Doanh Nước Mắm Phan Thiết để che mắt bọn công an coi tù. Mẹ anh còn cẩn thận bôi nước mắm lên nắp và thành chai để xông lên mùi nồng nặc, đánh lừa lũ công an; chính vì vậy khi khám xét trước khi cho vào trại bọn chúng đã không nghi ngờ gì cả. Ngay bản thân Vũ cũng không hề biết có 1 chai rượu trong bao đựng quà của mình; cho đến khi Cán lấy ra để định pha nước mắm tỏi ớt mới phát giác ra món quà đặc biệt ngày cuối năm của Vũ là một chai rượu Bách Nhật. Đây là một loại rượu rất đặc biệt do Mẹ Vũ pha chế hằng năm để dùng trong gia đình. Rượu có vị ngọt, thơm và màu đỏ thẫm như màu rượu vang nhưng ngon hơn vì làm bằng gạo nếp than. Mẹ Vũ ủ và lọc thật công phu mới có được những chai rượu trong vắt không gợn chút cặn đục. Bà dùng loại gạo nếp than thật tốt, nấu thành xôi, không được khô quá cũng không được nhão quá; sau đó trải đều trên những tấm nia đan bằng tre cho nguội, phía dưới có lót lá chuối. Khi nếp đã nguội hẳn, rắc đều lên trên mặt một lớp men rượu (men nhiều hay ít tùy ý; nếu muốn rượu nặng thì cho nhiều men, nếu muốn độ rượu nhẹ thì cho ít men); rồi đem ủ kín. Khoảng 2 ngày sau, xôi bắt đầu lên men, bốc mùi thơm lừng cả nhà và tươm ra những nước “cái rươu” màu đỏ hồng, ngọt lịm. Lúc này đem ra ăn sẽ có mùi vị giống như ăm cơm rượu giết sâu bọ trong dịp Tết Đoan Ngọ, nhưng thơm và ngon ngọt hơn vì làm bằng gạp nếp than. Mẹ Vũ đem tất cả cho vào một cái hũ lớn có dung tích khoảng 50 lít, thêm vào đấy vài lít rượu đế vài củ sâm Cao Ly, Thục Địa và Táo Tàu... đậy nút thật chặt rồi đem chôn ngoài vườn đúng một trăm ngày (vì thế thường được gọi là rượu Bách Nhật). Khi đào lên, đem lọc kỹ sẽ có mùi thơm ngào ngạt và khi uống có vị ngọt. Vì rượu làm để dùng trong nhà nên nhiều khi mẹ chàng chôn cả năm dưới đất; càng chôn lâu, rượu càng ngon.
Các bà mẹ Việt Nam là những người đàn bà tuyệt vời nhất trần gian; các bà hy sinh suốt cả cuộc đời cho chồng con. Các bà lo liệu chu toàn mọi việc từ trong nhà đến ngoài ngõ; từ chuyện quản trị ngân sách gia đình đến chuyện giao tế với xã hội; mọi việc đều được sắp xếp gọn ghẽ đâu vào đấy.
Các bà lo cho con cái từ miếng ăn cho đến manh áo, lúc nào cũng yêu thương bảo bọc các con. Mẹ mất ăn mất ngủ trằn trọc hàng đêm theo bước chân con đang gian lao ở những chiến trường xa. Đến khi nước mất nhà tan mẹ lại lặn lội thân cò tìm con khắp nơi, nuôi con khắp mọi chỗ cho dù xa xôi cách mấy mẹ cũng tìm đến để nuôi con. Tình thương của các bà mẹ Việt Nam thật là vĩ đại hơn bất cứ thứ gì trên đời. Vũ thầm nghĩ nếu anh mà có quyền cao chức trọng, việc (fâu tiên anh làm sẽ là tuyên dương người mẹ Việt Nam cho toàn thế giới phải khâm phục...
Nhờ có chút men rượu nên những món ăn trở nên ngon hơn. Người nào cũng tấm tắc khen rượu Bách Nhật của Mẹ Vũ làm ngon; hơn nữa trong hoàn cảnh khốn cùng của bọn chàng; có chút men rượu đã là điều ngoài dự tưởng. Ai cũng ngạc nhiên với món quà bất ngờ cuối năm mà Vũ nhận được trong thùng quà mà họ cũng nhờ đó được hưởng lây.
Khoảng một tiếng đồng hồ sau, khi những món ăn trên bàn đã được thanh toán một cách cẩn thận; mọi người đều cảm thấy ấm áp cái dạ dày vốn lép kẹp lâu ngày. Ứng, Cán và Hiếu Voi thu dọn chiến trường để chuyển sang tiết mục văn nghệ bỏ túi.
Đêm càng khuya, gió lạnh heo hút; mọi người yên lặng lắng hồn minh theo tiếng đàn, tiếng hát. Tiếng hát của Nguyễn Anh Tuấn trầm ấm, lôi kéo người nghe nhớ lại những kỷ niệm hào hùng của người lính chiến VNCH qua những bài Chiến đấu ca đã một thời vang vang trên khắp mọi nẻo đường đất nước. Những bài hát có tác động tinh thần làm người nghe phải rưng rưng nước mắt khi nghĩ đến bạn bè của mình đã ngã xuống một cách kiêu hùng trên khắp mọi địa danh sôi động của 4 Vùng Chiến thuật. Máu của quân dấn Miên Nam đã thấm xuống lòng đất mẹ để bảo vệ từng tấc đất thân yêu không bị lọt vào tay giặc thù vong nô Việt cộng.
Máu của họ đã tô thắm ngọn cờ vàng ba sọc đỏ và viết nên những trang sử bêu hùng. Giờ đây trong cảnh nước mất nhà tan, mang thân phận tù đầy trong đáy sâu địa ngục đỏ, họ là những người bị bội phản đớn hèn bởi ngay những người lãnh đạo của họ; bởi ngay những kẻ gọi là đồng minh của họ. Họ đang phải ngày qua ngày treo đời mình trên sợi giây định mệnh nghiệt ngã, kéo dài kiếp tù đầy trong những trại biến hình của cộng sản. Họ đang ngậm những trái bồ hòn để đi trên đoạn đường núi sọ, lòng nuôi căm thù ngút lửa. Họ xót xa khi nghĩ đến sự hy sinh cao quý của bạn bè mình cho quê hương yêu dấu mà nay bị bội phản đớn hèn...
Tiếng hát của Tuấn lãng đãng bay trong không gian ùn ắng của đêm khuya, làm se sắt lòng người. Vũ bất chợt rùng mình không hiểu vì lạnh hay vì nghĩ đến bản nhạc Tuấn đang hát. Vũ còn nhớ hình ảnh của Tuấn cùng với cây đàn guitare và bộ treillis, đi khắp mọi nơi để trình diễn cho các đơn vị chiến đấu. Cũng vẫn dáng dấp thư sinh cao gầy ấy, giọng hát truyền cảm ấy và tiếng đàn réo rất ấy; ào bây giờ Vũ thấy Tuấn thành công hơn trước, gây được sự xúc động cho người nghe nhiều hơn trước.
Đêm đã thật khuya, sương xuống ướt đẫm vai áo, gió vi vu trên cao, làm rung động nhè nhẹ ào tàn trứng cá. Đa số anh em đã giải tán đi ngủ để sáng ngày mai còn theo dõi trận đấu bóng chuyền giữa các Đội. Những ánh đèn chai không còn như sao sa ở các khoảng trống giữa hai dãy nhà, khiến bóng tối dày đặc thêm và không gian cũng yên tĩnh hơn. Nhóm của Vũ cuối cùng chỉ còn lại 4 người: Vũ, Cán, Tuấn và Ứng. Cây đàn guitare đã được dựng ở hiên nhà. Tiếng nõ điếu cày lọc sọc và ánh lửa lập lòe lừ cây đóm tre trên tay Cán. Mùi khói thuốc lào thơm phức tan mang trong không khí mù đặc hơi sương. Tuấn đang thì thào kể cho Ứng nghe về cuộc đời ca hát của anh ngày xưa, về mối tình với cô ca sĩ của Tiểu đoàn 30 CTCT tên Mai Khanh và những kỷ niệm khi đóng phim Sóng Tình với Thẩm Thúy Hằng...
Năm mới đã bất đầu; không biết Vũ và bạn bè còn phải chịu đựng bao nhiêu năm tháng nhục nhằn trong lao tù của lũ cộng sản xảo quyệt và đê hèn. Lòng Vũ trống trải. Anh đứng dậy, lững thững đi vào nhà với những ý nghĩ vẩn vơ, đầu óc rối mù. Đã 4 mùa xuân trôi qua hờ hững. Bốn mùa Xuân làm kiếp bại binh trong tận cùng đáy sâu của lao tù. Đây là rân đầu tiên Vũ cảm thấy buồn da diết...
VŨ UYÊN GIANG
Ghi chú:
(1 ) Nguyễn Ngọc Cán hiện đang định cư ở Paris, Pháp
(2) Hồ Văn Hiếu đang ở Los Angeles, CA.
(3) ông Nguyễn Quang Quýnh, Thượng sĩ Phòng 2/ Tiều khu Phước Long đã qua đời ở VN
(4) Lê Văn Lâm hiện ở Chicago, Illinois
(5) Phạm Anh Tuấn hiện cùng vợ con sống ở Houston, Texas
(6) Trung sĩ Phạm Văn Ứng thuộc Đơn vị 101 hiện còn ở VN
(7) Nguyễn Bình Trị hiện cư ngụ ở Santa Ana, Califomia
(8) Nguyễn Anh Tuấn nghe nói đã sang Mỹ theo diện HO nhưng không biết ở Tiểu bang nào
(9) Dương Cự, Trung úy Quân Pháp, ủy viên Chính phủ thuộc Tòa án Quân sự Quân Đoàn 4. Đã qua đời ở VN từ Tháng 4/2006
(10) Hoàng Văn Giang, Đại úy Đại đội trưởng thuộc Sư đoàn 1BB. Hiện đang cư ngụ ở Chicago, Illinois. Anh còn có bút hiệu là Việt Dương
(11) Phan Lạc Giang Đông, Trung úy CTCT Không Quân. Đông đã qua đời sau khi được sang Hoa kỳ và định cư ở Seattle, WA. Đông là em ruột của Phan Lạc Tuyên, người quân nhân BĐQ đã tham gia đảo chánh TT.Ngô Đình Diệm năm 1960 nhưng bị thất bại phải chạy sang Nam Vang. Tại Nam Vang Tuyên đã đi theo VC và được VC cho sang Ba Lan học về sử
(12) Đỗ Văn Thụy, Đại úy Huấn luyện viên của Trường Bộ Binh Thủ Đức. Hiện đang cư ngụ ở Hoa Kỳ
(13) Thái Kim Thủy hiện cư ngụ tại Albuquerque, New Mexico
(1 ) Nguyễn Ngọc Cán hiện đang định cư ở Paris, Pháp
(2) Hồ Văn Hiếu đang ở Los Angeles, CA.
(3) ông Nguyễn Quang Quýnh, Thượng sĩ Phòng 2/ Tiều khu Phước Long đã qua đời ở VN
(4) Lê Văn Lâm hiện ở Chicago, Illinois
(5) Phạm Anh Tuấn hiện cùng vợ con sống ở Houston, Texas
(6) Trung sĩ Phạm Văn Ứng thuộc Đơn vị 101 hiện còn ở VN
(7) Nguyễn Bình Trị hiện cư ngụ ở Santa Ana, Califomia
(8) Nguyễn Anh Tuấn nghe nói đã sang Mỹ theo diện HO nhưng không biết ở Tiểu bang nào
(9) Dương Cự, Trung úy Quân Pháp, ủy viên Chính phủ thuộc Tòa án Quân sự Quân Đoàn 4. Đã qua đời ở VN từ Tháng 4/2006
(10) Hoàng Văn Giang, Đại úy Đại đội trưởng thuộc Sư đoàn 1BB. Hiện đang cư ngụ ở Chicago, Illinois. Anh còn có bút hiệu là Việt Dương
(11) Phan Lạc Giang Đông, Trung úy CTCT Không Quân. Đông đã qua đời sau khi được sang Hoa kỳ và định cư ở Seattle, WA. Đông là em ruột của Phan Lạc Tuyên, người quân nhân BĐQ đã tham gia đảo chánh TT.Ngô Đình Diệm năm 1960 nhưng bị thất bại phải chạy sang Nam Vang. Tại Nam Vang Tuyên đã đi theo VC và được VC cho sang Ba Lan học về sử
(12) Đỗ Văn Thụy, Đại úy Huấn luyện viên của Trường Bộ Binh Thủ Đức. Hiện đang cư ngụ ở Hoa Kỳ
(13) Thái Kim Thủy hiện cư ngụ tại Albuquerque, New Mexico