MƠ ƯỚC MỘT MÙA XUÂN
Thành co ro trong chiếc áo pardessus bằng nỉ, nặng chình chịch như khoác cả tấm chăn bông trên người. Anh mới từ Trại tị nạn Bataan, Phi Luật Tân đến thành phố gió Chicago được tròn 2 tháng thì gặp ngay cơn mưa tuyết và cái lạnh buốt da chào đón.
Hải, người bạn tù và cũng là người bảo trợ của anh cho biết: "Đây mới chỉ là cơn tuyết mỏng đầu mùa, chưa thấm gì so với Tháng 1 và 2 là hai tháng cao điểm, tuyết rơi nhiều, dày cả gang tay và lạnh có khi xuống đến -20 hoặc - 30 độ F". Chưa thấm gì mà Thành cũng đã thấy "rét mướt" đến tận xương tủy. Cơn lạnh đến nhanh quá khiến những chiếc lá vàng chưa kịp lìa cành, vẫn vàng óng trên cây, run rẩy trước từng cơn gió buốt giá từ hồ Michigan thổi về. Thành có cảm tưởng như đang bị hàng ngàn cây kim nhọn xoáy vào từng chân lông, kẽ da khiến thân thể anh tê cóng. Tấm thân còm cõi sau bao năm tháng dài bị đầy ải trong lao tù cộng sản, thêm với tuổi đời chồng chất khiến sức chịu đựng của cơ thể anh bị suy yếu đi nhiều. Thành thầm nghĩ: "Chẳng biết mình có thể chịu đựng nổi cái lạnh của vùng này không? Có lẽ chính vì lạnh mà đa số người Việt đã tập trung về các tiểu bang ấm áp như California hoặc Texas..." Thành chợt nhớ đấn mấy câu thơ trong bài Le Lac của Lamartine anh đọc từ thuở còn đi học:
"Quand la feuille des bois tombe dans la praire
Le vent du soir s' élève et l' arrache aux vallons.
Et moi, je suis semblable à la feuille flétrie
Emportez-moi comme elle, orageux aquillons!"
Tạm dịch:
"...Khi chiếc lá vàng rơi
Gió chiều cuốn cuối trời
Thân ta như cánh lá
Bay hoài phận nổi trôi"
(VUG phỏng dịch)
Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày lễ Thansgiving (Lễ Tạ Ơn) nên ở đâu cũng thấy chuẩn bị rộn rịp cho ngày lễ; nhất là ở các của kính của các chợ bán thực phẩm của Mỹ như Jewel hay Dominick's... la liệt những tấm posters quảng cáo các món hàng hạ giá cho dịp lễ quan trọng trong năm. Thành rẽ vào đường Argyle, khu phố chợ Việt Nam ở Chicago san sát những cơ sở thương mại khang trang, sầm uất;; anh muốn tìm mua một món quà tặng cho vợ chồng Hải, để kỷ niệm gặp lại nhau trên xứ người; nhất là nó lại rơi đúng vào dịp Lễ Tạ Ơn nên càng thêm ý nghĩa. Thành kh6ng bao giờ nghĩ rằng anh sẽ có cơ hội vượt biển vì hoàn cảnh gia đình cùng quẫn và cũng chẳng bao giờ mơ ước có ngày gặp lại Hải, một người bạn tù thân thiết, ở một xứ tự do như xứ Hoa Kỳ này.
Thành còn nhớ những ngày trước khi rời Việt Nam, lúc Hải còn phải trốn tránh sự truy lùng của bọn công an Việt cộng vì tham gia một tổ chức kháng chiến chống cộng trong nước với anh. Hải đã chứng tỏ là một người có bản lãnh; cựu sĩ quan ngành Quân báo có khác, dù phải thay đổi chỗ ở hàng ngày, chỉ di chuyển rời chỗ ẩn náu khi màn đêm buông xuống; phải tránh né sự dòm ngó, săn đuổi, truy lùng của cộng sản; vậy mà anh vẫn sống một cách chững chạc đàng hoàng. Hải vẫn đi đứng hiên ngang tỏ ra không chút khiếp sợ giặc cộng, vẫn toan tính những chuyện đội đá vá trời…
Ngày cuối cùng trước khi xuống Rạch Giá để vượt biển, Hải đã đột nhập vào chỗ ở của Thành, lúc ấy đang nương náu trong một ngôi chùa ở Phú Nhuận, nơi có nhà thơ Bùi Giáng cũng đi về hàng ngày làm nơi tạm trú; Thành và Hải đã ngồi uống rượu đế với nhau, trò chuyện gần suốt đêm… Hôm ấy Thành cảm thấy buồn dày dặc vì nghĩ sẽ phải vĩnh viễn xa một người bạn thân qúi, một người cùng tâm huyết, có cùng những nghĩ suy về thân phận, về đất nước và có cùng chung chí hướng. Xa nhau không biết đến bao giờ mới có dịp gặp lại nhau?
Nhân lúc Hải bị truy lùng phải tìm đường trốn ra nước ngoài, anh đã được giao nhiệm vụ ngay khi đặt chân đến bến bờ tự do ở nước đầu tiên, phải nói cho người Mỹ biết những hoạt động của bọn anh trong nước để cầu mong được Hoa kỳ tài trợ, giúp đỡ… Thời gian ấy những người trong nước vẫn còn tin vào tình nghĩa khắng khít của chính quyền Hoa Thịnh Đốn với người bạn đồng minh chiến đấu. Họ hoàn toàn không nghĩ đến chuyện một cường quốc như Hoa Kỳ lại bội phản đê hèn một đồng minh tiền đồn chống cộng như Miền Nam và họ lại càng không nghĩ đến chuyện một cường quốc như Hoa Kỳ sau khi thảm bại ở Việt, Miên, Lào cuốn cờ tháo chạy lấy thân đã muối mặt lật lọng, dối trá và dối gạt ngay cả nhân dân của họ, hy sinh những người bạn đồng minh chiến đấu can trường, quả cảm trước làn sóng xâm lăng đỏ. Vì vậy họ vẫn tin tưởng là khi trình bày cho Mỹ biết chủ trương, đường lối và sách lược của những người còn ở trong nước, còn đang tiếp tục chiến đấu quyết liệt với cộng sản; họ sẽ được chính quyền Mỹ tiếp tay… Ngay khi đến được Thái Lan, Hải đã tiếp xúc với các viên chức thẩm quyền của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Bangkok và thuyết trình trước những viên chức có thẩm quyền là đại diện chính quyền Hoa Kỳ về tình hình trong nước và hoàn cảnh chiến đấu của những người chiến sĩ tự do trong nước trước những giới chức thuộc các ngành An Ninh, Tình Báo và Quốc Phòng của Mỹ ở Thái Lan; nhưng người Mỹ chỉ muốn quên lãng nỗi đau bại trận nhục nhã nhất trong lịch sử từ ngày lập quốc đến nay ở Đông Dương. Chủ đích chính của họ bây giờ chỉ muốn mướn các tổ chức đấu tranh của người Việt làm công tác tìm kiếm tù binh Mỹ hoặc các người Mỹ còn được ghi nhận là mất tích trong khi thi hành công vụ ở Việt Nam, chứ không thiết tha đến việc giúp người dân Miền Nam quang phục lại đất nước. Chính quyền Mỹ đã phản bội những đồng minh của họ ở Đông Dương, hèn hạ đâm lén sau hàng triệu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa quả cảm và bất nhân bất nghĩa khi đẩy nhiều chục triệu người dân lành vô tội xuống đáy sâu địa ngục đỏ phi nhân và vô lương tâm khi làm ngơ trước nỗi thống khổ của bao nhiêu triệu người dân Việt sau ngày đại tang 30/4/1975 khi để cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam, đặt ách thống trị đất nước bằng bạo lực và nhà tù. Như vậy thì làm sao trông mong có sự trợ giúp của họ để quang phục quê hương? Hải chỉ tìm thấy câu trả lời khi đã ngồi trong Tòa Đại Sứ Mỹ ở Bangkok. Anh đã có dịp nhìn rõ bộ mặt tráo trở, đê tiện, bỉ ổi của người Mỹ nên phát tởm và khinh khi tính ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa của Mỹ… Sau sự thảm bại ở Việt Nam, cái bóng ma chiến tranh và sự hy sinh khốc liệt một cách vô ích của hơn 58 ngàn tử sĩ luôn ám ảnh trong tâm tưởng người Mỹ và các chính khách Mỹ, làm họ khiếp sợ thì làm sao họ có đủ hùng tâm, dũng khí để giúp cho dân tộc anh vùng lên giải phóng đất nước thoát vòng kìm kẹp của giặc đỏ? Đó là lý do tại sao người Mỹ khi tiếp xúc với các tổ chức người Việt từ khắp nơi trở về Thái Lan để mưu đồ chuyện phục quốc như các ông Võ Đại Tôn, Lê Quốc Túy, Thái Quang Trung, Hoáng Cơ Minh…, họ chỉ tính chuyện lợi dụng những nhân vật này làm công tác tay sai cho Mỹ; một thứ được thuê mướn theo hợp đồng để làm công tác tìm kiếm tù binh Mỹ mất tích trân chiến trường Đông Dương; một vấn đề nhức nhối khiến chính quyền Mỹ ăn ngủ không yên với dân chúng họ.
Nhân dịp này người Mỹ cũng đã offer cho anh một cái Job béo bở là làm sĩ quan An Ninh cho cơ quan DAO, chuyên thanh lọc người tị nạn ở các Trại Tị Nạn trên đất Thái, phỏng vấn an ninh các người quá cảnh Thái Lan từ Việt Nam qua các chương trình ODP, Con Lai và các Tù Binh, Hàng Binh VC bắt được ở biên giới Thái – Miên. Thời gian này Hải đã có cơ hội phỏng vấn hầu hết những người Việt trên đất Thái qua các chương trình ODP, Con Lai hoặc vượt biên, vượt biển. Trong số những người anh đã phỏng vấn, thanh lọc có cô em gái ca sĩ Elvis Phương mà sau này đã trở thành ca sĩ Kiều Nga, có nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn tác giả nhạc phẩm nổi tiếng Nắng Chiều. Anh Lê Trọng Nguyễn đã khóc khi Hải cho anh nghe băng nhạc Tủi Nhục Ca của Hà Thúc Sinh do Khánh Ly hát… và cũng trong thời gian làm việc ở Thái Lan, Hải đã cứu được 1 cựu phi công của Không lực VNCH tên Lê Văn Tống, tự Lý Tống ở nhà giam Arranya Prathet, Thái Lan.
Cơ may cũng đến với Thành vài năm sau, khi tổ chức kháng chiến mà anh tham gia bị cộng sản phá vỡ; hầu hết các cấp lãnh đạo của tổ chức kháng chiến bí mật bị bắt và bị tuyên án từ 20 năm đến tử hình; một mình Thành thoát nạn và ẩn náu ở Saigon; nhưng sau đó anh lại bị chính một tên bạn đốn mạt Phan Lạc Luộc chỉ dẫn cho công an VC chỗ ẩn trốn… May mà anh mới rời chỗ ẩn náu vài giờ trước khi công an VC ập vào bắt bớ. Sau một thời gian dài trốn tránh, anh được một người bạn thương tình giúp đỡ cho đi vượt biên bằng đường biển và đã đến được Phi Luật Tân. Thành không có địa chỉ của Hải ở Hoa Kỳ nên không sao liên lạc được với Hải. Tình cờ một hôm anh đọc thấy trên một mẩu nhắn tin ngắn tìm anh trong tờ báo Việt ngữ gửi từ Mỹ sang Trại tị nạn cho đồng bào đọc. Làm sao nói hết nỗi vui mừng của Thành lúc ấy; những hàng chữ như nhảy múa trước mắt anh. Anh còn nhớ như in trong đầu vài hàng chữ ngắn ngủi nhắn tin của Hải như sau:
“Nhắn Tin: Cần tìm bạn tên là Lê Văn Thành, sanh năm 1941 ở Bắc Việt, cựu Đại Úy, Đại đội trưởng của Sư đoàn 3 Bộ binh (trước 30/4/1975); đã cải tạo ở Trại K.1 Suối Máu Biên Hòa năm 1978. Nghe nói đã vượt biên đến bến bờ tự do nhưng không biết ở Trại tị nạn nào. Nếu qúy vị biết tin tức của bạn tôi, xin liên lạc về: Vũ Quang Hải, Tòa soạn báo Thời Việt, P.O.Box 0000, Chicago, IL 60640 – USA. Xin thành thật cảm ơn qúy vị”
Hải quả là một người quá tỉ mỉ và cẩn thận, anh ghi rõ những chi tiết như vậy thì làm sao mà lầm lẫn được? Hình ảnh người bạn hào sảng ngày nào lại hiện lên rõ nét trong tâm trí anh. Thành ghi vội mội lá thư cho Hải biết tình trạng của anh ở Trại tị nạn. Chỉ 2 tuần lễ sau, Thành đã nhận được thư của Hải cùng giấy tờ bảo lãnh Thành về định cư ở Chicago. Hải cũng không quên gửi cho Thành một Morney Order để anh có tiền chi tiêu trong Trại. Thành thật cảm động trước tấm lòng của Hải; đành rằng một vài trăm bạc đối với người ở Mỹ chẳng đáng bao nhiêu, nhưng nó là cả cái chân tình đối với nhau… Và bây giờ thì anh đã là một người tị nạn như hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam khác trên đất Hoa Kỳ này.
Chiều thứ sáu nên khu phố chợ Argyle của người Việt đông đảo, tấp nập vì ai cũng đi chợ mua sắm cho cuối tuần. Người nào cũng vội vã, có lẽ vì đời sống xứ này không gian quá rộng khiến con người phải hối hả chạy đua với cây kim đồng hồ hàng ngày, hàng giờ; nên con người tự đặt mình thành cơ phận một cỗ máy, cứ chạy đều, quay đều một cách đơn điệu. Ôi! Đâu còn cái cảnh nhàn nhã thảnh thơi như ở quê nhà ngày xưa.
Thành loay hoay mở khóa cửa; giờ này chắc vợ chồng Hải cũng đã đi làm về. Hải là một người năng động và nặng lòng với đất nước. Dù bận rộn với công việc là Technician ở một Hãng Điện Tử, anh vẫn không quên bổn phận phải chống cộng, nên đã chủ trương tờ báo Thời Việt làm cơ quan đấu tranh trên mặt trận văn hóa. Thành còn nhớ mấy câu thơ mang nặng tâm sự của một người tị nạn khiến nhiều người đọc mủi lòng:
“Ta mang hoài bão trên vai
Nặng thân tị nạn, tủi đời lưu vong
Thù xưa ấn dấu trong lòng
Nhục tràn sông bể, cuốn giòng thời gian
Nửa khuya thức giấc bàng hoàng
Niềm đau bại trận hàng hàng lệ rơi“
(Hoài Bão – thơ VUG)
Tiếng hát Nguyệt Ánh từ chiếc máy cassette trong một căn appartment nào đó của chung cư này vọng ra, chạy dọc theo hành lang hun hút vàng vọt ánh điện của cao ốc nghe rõ mồn một: “Anh vẫn mơ một ngày về. Quê dấu yêu không còn cộng thù...“ Niềm mơ ước nhỏ nhoi như vậy đến bao giờ mới có được? Đến khi nào những người lưu dân được trở về quê cha đất tổ sống trong cảnh thanh bình, tự do bên mảnh ruộng thửa vườn; không còn bóng dáng chiếc cờ đỏ tanh hôi vì nhuộm đẫm máu người? Nghĩ đến ngày ấy ai mà không mừng vui? Toàn dân triệu người như một cùng chung sức, chung lòng xây dựng một nước Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền trở thành một xứ phồn thịnh và tiến triển ở Châu Á. Lúc đó, người Việt ở khắp mọi nơi trên trái đất, những chuyên viên trẻ với tri thức, kiến thức học hỏi được từ các quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới sẽ cùng nhau đem hiểu biết chuyên môn của mình để xây dựng đất nước thì Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia tiến triển vượt bực về mọi ngành, mọi mặt... Đó không chỉ là mơ ước của người Việt hải ngoại, mà còn là niềm kỳ vọng của hơn 80 triệu người đang khổ đau sống dưới sự cai trị bạo tàn của cộng sản trong nước.
Hải ngồi dựa ngửa trong chiếc ghế bành rộng, chân gác trên mặt bàn thấp ngổn ngang những báo và các tạp chí từ khắp mọi tiểu bang gửi đến cho anh; tay cầm lon bia, mắt đang chăm chú theo dõi các cầu thủ football trên màn ảnh máy truyền hình. Anh cũng có thói quen như các người Việt định cư lâu năm ở Mỹ, đã nhận nơi này làm quê hương thứ hai, nên hội nhập vào đời sống và học những thói quen như người bản xứ. Họ cũng có thói quen “ghiền“ môn thể thao mà Thành cho là kỳ quái này như những người Mỹ chính gốc. Thành cứ luẩn quẩn hoài trong đầu về hình ảnh các cầu thủ ăn mặc kệch cỡm như phi hành gia bay lên không gian, dưới mắt lại kẻ 2 vệt đen kịt như hề, xông húc vào nhau, nằm đổ chồng lên nhau để giành giựt trái banh cà na. Anh thắc mắc hoài không hiểu sao họ lại gọi đó là football? Vì thật ra họ dùng chân để đá banh rất ít mà chủ yếu là ôm banh chạy; theo sự suy nghĩ đơn giản của Thành, football phải là môn túc cầu đá bằng đôi chân mà suốt thời thơ ấu anh đã lăn lộn với trái bóng trên những cánh đồng nhấp nhô những gốc rạ khô khốc, vàng úa ở quê nhà. Bên Mỹ họ lại gọi môn túc cầu là soccer và không được người Mỹ ưa chuộng cho lắm. „Không biết đến khi nào mình mới mê được cái môn bóng giành giựt, vật lộn, núi kéo kỳ cục này? Lúc đó không khéo mình lại thành Mỹ mất.“ Thành chợt cười vu vơ với cái ý nghĩ khôi hài này. Anh lên tiếng hỏi Hải:
- Ông bà về lâu chưa?
Hải ngừng xem, ngước nhìn Thành:
-Tụi tôi mới về được chừng 20 phút thôi. Ủa! Ông đi đâu về vậy? Hôm nay có đi học không?
- Có. Già rồi học không vô. Chữ với nghĩa, mình cứ phải uốn éo cái lưỡi giống thằng ngọng tập nói; nghĩ mà mệt quá. Thành đáp.
Hải nói giọng an ủi:
- Ai cũng vậy thôi. Tụi tôi hồi mới qua cũng thế, mệt ghê lắm, vừa đi học, vừa đi làm cực lắm. Nghe người Mỹ nói cứ như vịt nghe sấm cả một lũ, ù ù cạc cạc chẳng hiểu gì. Vậy mà chỉ vài năm thì đâu cũng vào đấy tất. Ông đừng bi quan buông xuôi. Nhớ lúc ở trong tù, mình có bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày ngồi ở cái xứ này đâu! Vậy mà mau quá hả ông? Vừ nói Hải vừa khui 1 lon bia đưa cho Thành.
- Ừ! Thật không ngờ có ngày sang bên này. Tôi cứ tưởng trong mơ.
Thành còn nhớ mãi những hình ảnh khi còn bị lưu đầy trong đáy sâu địa ngục đỏ của lao tù cộng sản, khi anh và Hải cùng chia sẻ với nhau những khổ ải, gian truân, ngọt bùi cay đắng của kiếp bại binh trong tay giặc. Có sống với nhau những tháng ngày gian khổ mới cảm nhận được cái tình lính nó sâu đậm đến là dường nào trên cõi đời này. Có sống trong quân ngũ người ta mới biết tại sao người lính có thể chia ngọt sẻ bùi với nhau, san sẻ cho nhau từng niềm vui cũng như nỗi đau, chia nhau từng giọt nước hiếm qúy, từng điếu thuốc hiếm hoi, từng muỗng đường, từng ngụm cà phê. Người ta mới biết tại sao trong chiến trận người lính sẵn sàng chết cho bạn mình được sống mà không hề ân hận, hối tiếc… Mấy anh chàng nhạc sĩ của Ban AVT đã rất chí lý khi viết lời cho bản nhạc hài hước “Huynh Đệ Chi Binh” mà ngày xưa Thành thường nghe trên làn sóng điện của Đài Phát Thanh Quân Đội khi đồn trú ở những tiền đồn heo hút, lúc đó anh cứ nghĩ bản nhạc chỉ thuần túy hài hước cho vui; nhưng sau nhiều năm dài trong lao tù, khi nghe lại các bạn tù hát, anh mới cảm nhận được cái hay thâm thúy của bản nhạc. Anh thấy chí lý vô cùng!
“Huynh đệ chi binh là gì đó anh Hai?
Huynh đệ chi binh là tình cùng chung đời lính… thương nhau khác chi nhân tình…”
Mà có lẽ đúng như thế. Thương nhau còn hơn cả nhân tình nữa là khác. Thành thấy mấy anh nhà văn, nhà báo đã ví von một cách quá đáng khi cho rằng “bạn nhà binh cũng như tình nhà thổ” để ví von so sánh giữa tình bạn của lính chẳng khác gì cái tình thoáng qua của mấy cô bán phấn buôn hương. Chỉ ngắn ngủi trong thoáng chốc mong manh…
Thành còn nhớ những ngày dài hành quân gian truân, cực khổ, đơn vị bị địch vây hãm, thiếu tiếp tế; thiếu lương thực, thuốc men; từ lính đến quan phải chia sớt cho nhau từng giọt nước đục ngàu, từng bụm gạo sấy, từng hơi thuốc lá và đã lo lắng cho nhau từng chút nhỏ hy vọng mong manh, an ủi nhau từng nỗi khổ cực và vẫn cười cợt một cách vô tư. Khi lỡ bước sa cơ nằm trong tù ngục cộng sản; trong lúc thập tử nhất sinh, khi thần chết đã cận kề, đã đưa lưỡi hái tử thần để định kéo chàng về thế giới bên kia thì chính những người bạn tù cùng khổ đã gom góp những viên thuốc Tây hiếm qúy của các bạn tù trong Trại giam để cứu lấy sinh mạng của anh. Họ đã chẳng nề hà cực khổ, thiếu thốn, vì biết đâu khi họ bị bệnh hoạn sẽ không còn thuốc cứu chữa… Nhưng dù sao mặc lòng, họ vẫn dốc hết ra để mong cứu được bạn mình và họ thật vui mừng khi thấy bạn đã thoát cơn nguy hiểm.. Có những anh bạn không nề nguy hiểm đã chui rào sang các trại lân cận để lùng kiếm thuốc về cứu Thành; hành động phiêu lưu mạo hiểm này dễ chết như chơi vì nếu bọn vệ binh gác tù bắt gặp thì sẽ chẳng còn mạng sống để về với vợ con, gia đình. Lúc đó họ chỉ còn nghĩ đến cứu sinh mạng của bạn là trên hết. Nghĩ đến đây khiến Thành nghĩ đến những người bạn cùng tù với anh vô cùng. Ôi! Làm sao tôi có thể quên được những người bạn đã chia sẻ với tôi từng phân chiếu hẹp, từng củ khoai hà, từng cọng rau lang rau muống, rau cải trời, từng hột muối??? Làm sao tôi có thể quên được những tháng ngày dài khổ ải trong các trại biến hình của cộng sản? Bọn Việt cộng phi nhân muốn chúng tôi hóa thú cả lũ, muốn chúng tôi giết hại lẫn nhau, đạp lên nhau mà sống, hãm hại lẫn nhau bằng những mớ lý luận giáo điều xuẩn ngốc, ngu muội; nhưng chúng đã hoàn toàn thất bại vì làm sao có thể cải tạo chúng tôi bằng mớ chữ nghĩa ngu ngơ và mớ lý luận dốt nát đó? Trừ phi chúng bửa đầu chúng tôi ra, nạo hết óc vất đi họa may mới thay đổi được suy nghĩ của chúng tôi về cộng sản. Nghĩ đến bạn bè, Thành chợt ngầy ngật trong một cảm giác buồn bực, xốn xang. Anh cứ nghĩ hoài, trăn trở hoài mà không nghĩ ra phương cách nào để cứu những bạn bè còn đang gian truân trong lao tù cộng sản từ Nam ra Bắc, từ những hải đảo xa xôi cho đến tận rừng sâu núi thẳm ở Hoàng Liên Sơn, Việt Bắc, Lai Châu, Sơn La, Vĩnh Phú… , từ Chí Hòa đến Hàm Tân, Bù Gia Mập, Năm Căn… và ở khắp mọi nơi trên toàn cõi Việt Nam. Nhà tù giăng mắc khắp nơi, nhiều hơn trường học; chúng dùng cả những chùa chiền, nhà thờ, rạp hát làm chỗ giam giữ tù nhân như rạp Đại Lợi ở Ngã Ba Ông Tạ; đều được VC chiếm cứ làm thành nơi giam cầm kiên cố để nhốt Quân Dân Cán Chính Miền Nam. Đối với bọn người vô thần cộng sản thì Phật, Chúa, Thánh Thần chỉ là sảm phẩm phản động của chủ nghĩa Tư Bản và Phong Kiến cần phải “đánh tận gốc, trốc tận rễ”; những nơi có thể tập hợp được quần chúng nghe theo đều bị chúng tiêu diệt vì sợ sẽ trở thành đối lực của chúng. Chúng bắt buộc mọi người chỉ được nghe theo đảng, tin theo đảng và làm theo những gì đảng yêu cầu. Muốn được như vậy, cộng sản phải bần cùng hóa nhân dân, ngu dân và tạo thành một nếp thông tin một chiều để quần chúng không còn nhìn thấy những tội lỗi tầy đình của đảng. Vì vậy chúng không cần đến những tôn giáo và những nơi thờ phượng thiêng liêng.
Thành lặng người trong giòng suy nghĩ. Anh cứ tưởng chừng như mình còn đang sống trong môi trường khổ ải ở trong nước. Tiếng Hải chợt vang lên khiến anh giật mình:
- Ông nghĩ gì mà thừ người ra vậy? Bộ nhớ đến bà đầm hả?
Thành cười xòa:
- Đâu có! Tôi đang nghĩ đến những ngày mình bị giam cầm chung với nhau ở Phú Quốc, Long Giao, Suối Máu… Nghĩ mà kinh hoàng thật. Chẳng hiểu sao mình lại sống được trong điều kiện nghiệt ngã như vậy? Cứ như là một phép lạ nhiệm màu ông thấy không? Lúc đó sao tinh thần bọn mình vững thế nhỉ?
- Thì phải vậy chứ sao? Chính nhà tù lại là nơi đào tạo con người có một lập trường vững, lý tưởng chống cộng triệt để. Trước 30/4/1975, bọn mình đi vào quân đội chỉ là nhiệm vụ của thanh niên trong thời chiến và mọi người có mấy ai hiểu rõ cộng sản đâu; bọn mình chiến đấu vì phải chiến đấu giữ nhà, giữ đất thế thôi! Nhưng nhờ lao tù, sau khi bị giam cầm, mình biết rõ cộng sản vì thế mình và cộng sản là 2 chiến tuyến rõ rệt, hai ý thức hệ rõ rệt không thể nào đi chung với nhau, thỏa hiệp với nhau được. Ở trong tù, anh em được trang bị một lập trường chống cộng vững vàng hơn và nhìn rõ bản chất lưu manh, xảo quyệt và đê hèn của cộng sản hơn thì làm sao có thể tin tưởng chúng được?
Bất chợt Hải hỏi:
- Mấy bữa nay ông có theo dõi trên truyền hình và báo chí về những diễn biến đang xảy ra ở ngay cái nôi của cộng sản là Liên sô và Đông Âu không?
Thành cười: Tôi đâu nghe kịp họ nói gì. Chỉ đoán loáng thoáng thôi.
- Từ từ rồi ông nghe sẽ quen. Mấy ngày nay trên các hệ thống truyền hình và truyền thanh toàn thế giới đang sôi nổi tường thuật về sự đổ sụp của các nước cộng sản mà đứng đầu là Liên Sô và các nước Đông Âu. Các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi, Lỗ Ma Ni cùng lúc theo nhau sụp đổ, đến bức tường ô nhục chia đôi Đông – Tây Bá Linh đã được phá bỏ. Lần đầu tiên sau nhiều chục năm Đông và Tây Đức đã thông thương và thống nhất. Nhân dân các nước này đã nhìn thấy chế độ cộng sản chỉ đưa họ xuống đến đáy sây địa ngục với bao khổ đau chồng chất nên cương quyết dứt bỏ nó, vùng dậy đòi tự do, dân chủ và nhân quyền.
- Thì tôi coi TV cũng đoán lờ mờ như vậy. Thành nói.
Hải giảng giải một cách tỉ mỉ cho Thành nghe các diễn tiến của biến động Đông Âu kéo theo sự phá sản của toàn bộ hệ thống cộng sản. Anh sôi nổi kể cho Thành nghe cuộc đấu tranh dũng cảm và can trường của nhân dân các nước cộng sản anh em đời đời bền vững của cộng sản Việt Nam. Cái chết của vợ chồng tên độc tài khát máu Ceaucescu; bức tường ô nhục chia đôi Đông Tây Bá Linh sau nhiều chục năm dài đã bị phá vỡ như thế nào v.v… Chỉ trong vòng có mấy tháng, cả một hệ thống cộng sản bị đổ sụp một cách nhanh chóng, ngoài dự tưởng của nhiều người. Ngoài sự tiên liệu của cả cộng sản. Chưa bao giờ khối cộng sản lại bị hoang mang giao động như ngày nay. Hình ảnh pho tượng khổng lồ ông tổ Lenine của cộng đảng Nga ở Mạc Tư Khoa bị treo cổ bằng giây cáp thép để bứng khỏi bệ vất nằm lăn lóc và được hầu hết báo chí trên thế giới đăng tải ngay nơi trang nhất và tất cả các hệ thống truyền hình trên thế giới cũng đã truyền tải hình ảnh sống động này đi khắp nơi cũng đủ chôn vùi chủ nghĩa cộng sản sau nhiều chục năm làm mưa làm gió, tàn ác vô nhân, sát hại vô số người ở khắp nơi trên thế giới. Riêng ở Liên Bang Sô Viết, nơi được coi là thành trì của cộng sản, là cái nôi ưu việt của xã hội chủ nghĩa cũng đã bị giải tán đảng cộng sản, Liên Bang Xô Viết cũng bị giải tán và các tiểu quốc bị sáp nhập thành Liên Bang nay cũng tuyên bố độc lập.
Thành chăm chú lắng tai nghe Hải tóm lược các tin tức mới nhất về sự đổ sụp của hệ thống cộng sản. Điều này ngay khi còn ở trong tù, anh em đã nhiều lần bàn thảo với nhau về sự thoái trào của chủ nghĩa cộng sản sau hơn 60 năm (thời điểm năm 1977 – 1978 khi anh em còn đang trong trại giam) phát triển bằng bạo lực; nhưng lúc đó bọn anh chưa tiên đoán được chính xác thời gian cộng sản sẽ đổ sụp và sụp đổ như thế nào. Thực ra điều này không phải là khó đoán vì căn cứ vào sự biến thiên của lịch sử nhân loại và sự phát triển của nền kinh tế tập trung của cộng sản chỉ làm nền kinh tế càng ngày càng trì trệ, cộng thêm chủ trương “hồng hơn chuyên”, họ chỉ chú trọng vào lòng trung thành với đảng hơn là trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật; nói trắng ra là với chính sách ngu dân để dễ bề cai trị của đảng tạo nên một xã hội với trình độ dân trí thấp kém, dốt nát; từ đó đưa đến tình trạng những người mù lái chiếc xe kinh tế xã hội chủ nghĩa một cách không định hướng, không chủ trương và không kế hoạch; tất nhiên hậu quả là đưa đất nước xuống đáy sâu vực thẳm của nghèo nàn, lạc hậu và chậm tiến. Càng ngày cộng sản càng dẫn dắt đất nước đi sâu vào ngõ cụt, vào con đường bế tắc không sao cứu gỡ thì sao tránh khỏi sụp đổ? Bây giờ những suy nghĩ ấy của anh em cách nay hơn nhiều chục năm đã trở thành sự thật. Các nước cộng sản đã thật sự phá sản. Các đảng cộng sản Đông Âu và Liên sô đã bị giải tán. Nhiều nước đã có những cuộc bầu cử tự do dân chủ và người dân đã được quyền chọn lực thể chế chính trị cũng như người lãnh đạo đất nước của họ không phải đảng viên cộng sản như trước kia. Đây là một biến cố lớn lao có tác dụng thay đổi bộ mặt thế giới.
Thành sung sướng nghĩ đến ngày được đặt chân trở lại quê nhà khi đấ nước thoát ách cộng sản để sống một cuộc đời bình dị của một người dân một nước tự do, dân chủ và nhân quyền. Cái bóng ma cộng sản không còn là nỗi ám ảnh, khiếp sợ của người dân. Từ Bắc chí Nam sẽ rộn rã tiếng hò câu hát. Từ nông thôn cho đến thành thị sẽ vang vang tiếng nói cười. Trên khuôn mặt trẻ thơ sẽ rạng rỡ và không càn vẻ xanh xao, vêu vao vì thiếu ăn, thiếu dinh dưỡng. Nguồn nhân lực dồi dào của hơn hai triệu người Việt hải ngoại sẽ đổ dồn về để cùng nhau xây dựng lại đất nước từ đống tro tàn. Giới trẻ ở hải ngoại với trí tuệ và tri thức học hỏi được từ những nước văn minh tiến bộ nhất thế giới sẽ góp phần xây dựng đất nước. Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia tiến triển và phú cường vào bậc nhất Châu Á. Với những kinh nghiệm đau thương trong lịch sử mà lớp tuổi cha anh đã góp phần xương máu, giới trẻ sẽ rút ra được những bài học qúy giá của sự đoàn kết để cùng tái thiết và xây dựng đất nước từ hoang tàn đổ nát và từ đó họ sẽ có những hướng đi mới để giữ nước.
Ngày ấy những người ở lớp tuổi của Thành, của Hải v.v… sẽ lui về sống đời an nhàn để hưởng những giây phút trân qúy của chuỗi ngày còn lại trên quê hương yêu dấu thực sự tự do, dân chủ và no ấm. Anh nhớ mang máng có một người nào đó đã viết rằng: “Không có ở đâu bằng chính quê hương của mình…”; điều đó Thành thấy đúng vô cùng. Đối với anh thà được sống trên mảnh đất, thửa vườn của ông cha để được tận hưởng mùi thơm của lúa trổ đòng đòng, để tìm thấy hương vị của quê hương không ở đâu xa mà chính là mùi đất, mùi bùn trong những mảnh ruộng, ao sen, mương rạch, cây trái đồng quê; trong tiếng hát câu hò trên giòng sông Tiền, sông Hậu, Sông Đồng Nai… Tất cả những thứ ấy như một hấp lực ma mãnh khiến con người ta bị cuốn hút vào cơn mê say, thèm thuồng, ao ước; và chỉ khi nào được thực sự sống trong cái niềm vui ấy, trong cái xã hội bình dị ấy, nơi người ta đã sinh ra và lớn lên bằng những kỷ niệm của một thời, một tuổi; người ta mới cảm thấy yên ổn trong tâm hồn.
Ôi! Mùa Xuân bao giờ trở lại quê tôi???
VŨ UYÊN GIANG
Thành co ro trong chiếc áo pardessus bằng nỉ, nặng chình chịch như khoác cả tấm chăn bông trên người. Anh mới từ Trại tị nạn Bataan, Phi Luật Tân đến thành phố gió Chicago được tròn 2 tháng thì gặp ngay cơn mưa tuyết và cái lạnh buốt da chào đón.
Hải, người bạn tù và cũng là người bảo trợ của anh cho biết: "Đây mới chỉ là cơn tuyết mỏng đầu mùa, chưa thấm gì so với Tháng 1 và 2 là hai tháng cao điểm, tuyết rơi nhiều, dày cả gang tay và lạnh có khi xuống đến -20 hoặc - 30 độ F". Chưa thấm gì mà Thành cũng đã thấy "rét mướt" đến tận xương tủy. Cơn lạnh đến nhanh quá khiến những chiếc lá vàng chưa kịp lìa cành, vẫn vàng óng trên cây, run rẩy trước từng cơn gió buốt giá từ hồ Michigan thổi về. Thành có cảm tưởng như đang bị hàng ngàn cây kim nhọn xoáy vào từng chân lông, kẽ da khiến thân thể anh tê cóng. Tấm thân còm cõi sau bao năm tháng dài bị đầy ải trong lao tù cộng sản, thêm với tuổi đời chồng chất khiến sức chịu đựng của cơ thể anh bị suy yếu đi nhiều. Thành thầm nghĩ: "Chẳng biết mình có thể chịu đựng nổi cái lạnh của vùng này không? Có lẽ chính vì lạnh mà đa số người Việt đã tập trung về các tiểu bang ấm áp như California hoặc Texas..." Thành chợt nhớ đấn mấy câu thơ trong bài Le Lac của Lamartine anh đọc từ thuở còn đi học:
"Quand la feuille des bois tombe dans la praire
Le vent du soir s' élève et l' arrache aux vallons.
Et moi, je suis semblable à la feuille flétrie
Emportez-moi comme elle, orageux aquillons!"
Tạm dịch:
"...Khi chiếc lá vàng rơi
Gió chiều cuốn cuối trời
Thân ta như cánh lá
Bay hoài phận nổi trôi"
(VUG phỏng dịch)
Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày lễ Thansgiving (Lễ Tạ Ơn) nên ở đâu cũng thấy chuẩn bị rộn rịp cho ngày lễ; nhất là ở các của kính của các chợ bán thực phẩm của Mỹ như Jewel hay Dominick's... la liệt những tấm posters quảng cáo các món hàng hạ giá cho dịp lễ quan trọng trong năm. Thành rẽ vào đường Argyle, khu phố chợ Việt Nam ở Chicago san sát những cơ sở thương mại khang trang, sầm uất;; anh muốn tìm mua một món quà tặng cho vợ chồng Hải, để kỷ niệm gặp lại nhau trên xứ người; nhất là nó lại rơi đúng vào dịp Lễ Tạ Ơn nên càng thêm ý nghĩa. Thành kh6ng bao giờ nghĩ rằng anh sẽ có cơ hội vượt biển vì hoàn cảnh gia đình cùng quẫn và cũng chẳng bao giờ mơ ước có ngày gặp lại Hải, một người bạn tù thân thiết, ở một xứ tự do như xứ Hoa Kỳ này.
Thành còn nhớ những ngày trước khi rời Việt Nam, lúc Hải còn phải trốn tránh sự truy lùng của bọn công an Việt cộng vì tham gia một tổ chức kháng chiến chống cộng trong nước với anh. Hải đã chứng tỏ là một người có bản lãnh; cựu sĩ quan ngành Quân báo có khác, dù phải thay đổi chỗ ở hàng ngày, chỉ di chuyển rời chỗ ẩn náu khi màn đêm buông xuống; phải tránh né sự dòm ngó, săn đuổi, truy lùng của cộng sản; vậy mà anh vẫn sống một cách chững chạc đàng hoàng. Hải vẫn đi đứng hiên ngang tỏ ra không chút khiếp sợ giặc cộng, vẫn toan tính những chuyện đội đá vá trời…
Ngày cuối cùng trước khi xuống Rạch Giá để vượt biển, Hải đã đột nhập vào chỗ ở của Thành, lúc ấy đang nương náu trong một ngôi chùa ở Phú Nhuận, nơi có nhà thơ Bùi Giáng cũng đi về hàng ngày làm nơi tạm trú; Thành và Hải đã ngồi uống rượu đế với nhau, trò chuyện gần suốt đêm… Hôm ấy Thành cảm thấy buồn dày dặc vì nghĩ sẽ phải vĩnh viễn xa một người bạn thân qúi, một người cùng tâm huyết, có cùng những nghĩ suy về thân phận, về đất nước và có cùng chung chí hướng. Xa nhau không biết đến bao giờ mới có dịp gặp lại nhau?
Nhân lúc Hải bị truy lùng phải tìm đường trốn ra nước ngoài, anh đã được giao nhiệm vụ ngay khi đặt chân đến bến bờ tự do ở nước đầu tiên, phải nói cho người Mỹ biết những hoạt động của bọn anh trong nước để cầu mong được Hoa kỳ tài trợ, giúp đỡ… Thời gian ấy những người trong nước vẫn còn tin vào tình nghĩa khắng khít của chính quyền Hoa Thịnh Đốn với người bạn đồng minh chiến đấu. Họ hoàn toàn không nghĩ đến chuyện một cường quốc như Hoa Kỳ lại bội phản đê hèn một đồng minh tiền đồn chống cộng như Miền Nam và họ lại càng không nghĩ đến chuyện một cường quốc như Hoa Kỳ sau khi thảm bại ở Việt, Miên, Lào cuốn cờ tháo chạy lấy thân đã muối mặt lật lọng, dối trá và dối gạt ngay cả nhân dân của họ, hy sinh những người bạn đồng minh chiến đấu can trường, quả cảm trước làn sóng xâm lăng đỏ. Vì vậy họ vẫn tin tưởng là khi trình bày cho Mỹ biết chủ trương, đường lối và sách lược của những người còn ở trong nước, còn đang tiếp tục chiến đấu quyết liệt với cộng sản; họ sẽ được chính quyền Mỹ tiếp tay… Ngay khi đến được Thái Lan, Hải đã tiếp xúc với các viên chức thẩm quyền của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Bangkok và thuyết trình trước những viên chức có thẩm quyền là đại diện chính quyền Hoa Kỳ về tình hình trong nước và hoàn cảnh chiến đấu của những người chiến sĩ tự do trong nước trước những giới chức thuộc các ngành An Ninh, Tình Báo và Quốc Phòng của Mỹ ở Thái Lan; nhưng người Mỹ chỉ muốn quên lãng nỗi đau bại trận nhục nhã nhất trong lịch sử từ ngày lập quốc đến nay ở Đông Dương. Chủ đích chính của họ bây giờ chỉ muốn mướn các tổ chức đấu tranh của người Việt làm công tác tìm kiếm tù binh Mỹ hoặc các người Mỹ còn được ghi nhận là mất tích trong khi thi hành công vụ ở Việt Nam, chứ không thiết tha đến việc giúp người dân Miền Nam quang phục lại đất nước. Chính quyền Mỹ đã phản bội những đồng minh của họ ở Đông Dương, hèn hạ đâm lén sau hàng triệu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa quả cảm và bất nhân bất nghĩa khi đẩy nhiều chục triệu người dân lành vô tội xuống đáy sâu địa ngục đỏ phi nhân và vô lương tâm khi làm ngơ trước nỗi thống khổ của bao nhiêu triệu người dân Việt sau ngày đại tang 30/4/1975 khi để cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam, đặt ách thống trị đất nước bằng bạo lực và nhà tù. Như vậy thì làm sao trông mong có sự trợ giúp của họ để quang phục quê hương? Hải chỉ tìm thấy câu trả lời khi đã ngồi trong Tòa Đại Sứ Mỹ ở Bangkok. Anh đã có dịp nhìn rõ bộ mặt tráo trở, đê tiện, bỉ ổi của người Mỹ nên phát tởm và khinh khi tính ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa của Mỹ… Sau sự thảm bại ở Việt Nam, cái bóng ma chiến tranh và sự hy sinh khốc liệt một cách vô ích của hơn 58 ngàn tử sĩ luôn ám ảnh trong tâm tưởng người Mỹ và các chính khách Mỹ, làm họ khiếp sợ thì làm sao họ có đủ hùng tâm, dũng khí để giúp cho dân tộc anh vùng lên giải phóng đất nước thoát vòng kìm kẹp của giặc đỏ? Đó là lý do tại sao người Mỹ khi tiếp xúc với các tổ chức người Việt từ khắp nơi trở về Thái Lan để mưu đồ chuyện phục quốc như các ông Võ Đại Tôn, Lê Quốc Túy, Thái Quang Trung, Hoáng Cơ Minh…, họ chỉ tính chuyện lợi dụng những nhân vật này làm công tác tay sai cho Mỹ; một thứ được thuê mướn theo hợp đồng để làm công tác tìm kiếm tù binh Mỹ mất tích trân chiến trường Đông Dương; một vấn đề nhức nhối khiến chính quyền Mỹ ăn ngủ không yên với dân chúng họ.
Nhân dịp này người Mỹ cũng đã offer cho anh một cái Job béo bở là làm sĩ quan An Ninh cho cơ quan DAO, chuyên thanh lọc người tị nạn ở các Trại Tị Nạn trên đất Thái, phỏng vấn an ninh các người quá cảnh Thái Lan từ Việt Nam qua các chương trình ODP, Con Lai và các Tù Binh, Hàng Binh VC bắt được ở biên giới Thái – Miên. Thời gian này Hải đã có cơ hội phỏng vấn hầu hết những người Việt trên đất Thái qua các chương trình ODP, Con Lai hoặc vượt biên, vượt biển. Trong số những người anh đã phỏng vấn, thanh lọc có cô em gái ca sĩ Elvis Phương mà sau này đã trở thành ca sĩ Kiều Nga, có nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn tác giả nhạc phẩm nổi tiếng Nắng Chiều. Anh Lê Trọng Nguyễn đã khóc khi Hải cho anh nghe băng nhạc Tủi Nhục Ca của Hà Thúc Sinh do Khánh Ly hát… và cũng trong thời gian làm việc ở Thái Lan, Hải đã cứu được 1 cựu phi công của Không lực VNCH tên Lê Văn Tống, tự Lý Tống ở nhà giam Arranya Prathet, Thái Lan.
Cơ may cũng đến với Thành vài năm sau, khi tổ chức kháng chiến mà anh tham gia bị cộng sản phá vỡ; hầu hết các cấp lãnh đạo của tổ chức kháng chiến bí mật bị bắt và bị tuyên án từ 20 năm đến tử hình; một mình Thành thoát nạn và ẩn náu ở Saigon; nhưng sau đó anh lại bị chính một tên bạn đốn mạt Phan Lạc Luộc chỉ dẫn cho công an VC chỗ ẩn trốn… May mà anh mới rời chỗ ẩn náu vài giờ trước khi công an VC ập vào bắt bớ. Sau một thời gian dài trốn tránh, anh được một người bạn thương tình giúp đỡ cho đi vượt biên bằng đường biển và đã đến được Phi Luật Tân. Thành không có địa chỉ của Hải ở Hoa Kỳ nên không sao liên lạc được với Hải. Tình cờ một hôm anh đọc thấy trên một mẩu nhắn tin ngắn tìm anh trong tờ báo Việt ngữ gửi từ Mỹ sang Trại tị nạn cho đồng bào đọc. Làm sao nói hết nỗi vui mừng của Thành lúc ấy; những hàng chữ như nhảy múa trước mắt anh. Anh còn nhớ như in trong đầu vài hàng chữ ngắn ngủi nhắn tin của Hải như sau:
“Nhắn Tin: Cần tìm bạn tên là Lê Văn Thành, sanh năm 1941 ở Bắc Việt, cựu Đại Úy, Đại đội trưởng của Sư đoàn 3 Bộ binh (trước 30/4/1975); đã cải tạo ở Trại K.1 Suối Máu Biên Hòa năm 1978. Nghe nói đã vượt biên đến bến bờ tự do nhưng không biết ở Trại tị nạn nào. Nếu qúy vị biết tin tức của bạn tôi, xin liên lạc về: Vũ Quang Hải, Tòa soạn báo Thời Việt, P.O.Box 0000, Chicago, IL 60640 – USA. Xin thành thật cảm ơn qúy vị”
Hải quả là một người quá tỉ mỉ và cẩn thận, anh ghi rõ những chi tiết như vậy thì làm sao mà lầm lẫn được? Hình ảnh người bạn hào sảng ngày nào lại hiện lên rõ nét trong tâm trí anh. Thành ghi vội mội lá thư cho Hải biết tình trạng của anh ở Trại tị nạn. Chỉ 2 tuần lễ sau, Thành đã nhận được thư của Hải cùng giấy tờ bảo lãnh Thành về định cư ở Chicago. Hải cũng không quên gửi cho Thành một Morney Order để anh có tiền chi tiêu trong Trại. Thành thật cảm động trước tấm lòng của Hải; đành rằng một vài trăm bạc đối với người ở Mỹ chẳng đáng bao nhiêu, nhưng nó là cả cái chân tình đối với nhau… Và bây giờ thì anh đã là một người tị nạn như hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam khác trên đất Hoa Kỳ này.
Chiều thứ sáu nên khu phố chợ Argyle của người Việt đông đảo, tấp nập vì ai cũng đi chợ mua sắm cho cuối tuần. Người nào cũng vội vã, có lẽ vì đời sống xứ này không gian quá rộng khiến con người phải hối hả chạy đua với cây kim đồng hồ hàng ngày, hàng giờ; nên con người tự đặt mình thành cơ phận một cỗ máy, cứ chạy đều, quay đều một cách đơn điệu. Ôi! Đâu còn cái cảnh nhàn nhã thảnh thơi như ở quê nhà ngày xưa.
Thành loay hoay mở khóa cửa; giờ này chắc vợ chồng Hải cũng đã đi làm về. Hải là một người năng động và nặng lòng với đất nước. Dù bận rộn với công việc là Technician ở một Hãng Điện Tử, anh vẫn không quên bổn phận phải chống cộng, nên đã chủ trương tờ báo Thời Việt làm cơ quan đấu tranh trên mặt trận văn hóa. Thành còn nhớ mấy câu thơ mang nặng tâm sự của một người tị nạn khiến nhiều người đọc mủi lòng:
“Ta mang hoài bão trên vai
Nặng thân tị nạn, tủi đời lưu vong
Thù xưa ấn dấu trong lòng
Nhục tràn sông bể, cuốn giòng thời gian
Nửa khuya thức giấc bàng hoàng
Niềm đau bại trận hàng hàng lệ rơi“
(Hoài Bão – thơ VUG)
Tiếng hát Nguyệt Ánh từ chiếc máy cassette trong một căn appartment nào đó của chung cư này vọng ra, chạy dọc theo hành lang hun hút vàng vọt ánh điện của cao ốc nghe rõ mồn một: “Anh vẫn mơ một ngày về. Quê dấu yêu không còn cộng thù...“ Niềm mơ ước nhỏ nhoi như vậy đến bao giờ mới có được? Đến khi nào những người lưu dân được trở về quê cha đất tổ sống trong cảnh thanh bình, tự do bên mảnh ruộng thửa vườn; không còn bóng dáng chiếc cờ đỏ tanh hôi vì nhuộm đẫm máu người? Nghĩ đến ngày ấy ai mà không mừng vui? Toàn dân triệu người như một cùng chung sức, chung lòng xây dựng một nước Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền trở thành một xứ phồn thịnh và tiến triển ở Châu Á. Lúc đó, người Việt ở khắp mọi nơi trên trái đất, những chuyên viên trẻ với tri thức, kiến thức học hỏi được từ các quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới sẽ cùng nhau đem hiểu biết chuyên môn của mình để xây dựng đất nước thì Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia tiến triển vượt bực về mọi ngành, mọi mặt... Đó không chỉ là mơ ước của người Việt hải ngoại, mà còn là niềm kỳ vọng của hơn 80 triệu người đang khổ đau sống dưới sự cai trị bạo tàn của cộng sản trong nước.
Hải ngồi dựa ngửa trong chiếc ghế bành rộng, chân gác trên mặt bàn thấp ngổn ngang những báo và các tạp chí từ khắp mọi tiểu bang gửi đến cho anh; tay cầm lon bia, mắt đang chăm chú theo dõi các cầu thủ football trên màn ảnh máy truyền hình. Anh cũng có thói quen như các người Việt định cư lâu năm ở Mỹ, đã nhận nơi này làm quê hương thứ hai, nên hội nhập vào đời sống và học những thói quen như người bản xứ. Họ cũng có thói quen “ghiền“ môn thể thao mà Thành cho là kỳ quái này như những người Mỹ chính gốc. Thành cứ luẩn quẩn hoài trong đầu về hình ảnh các cầu thủ ăn mặc kệch cỡm như phi hành gia bay lên không gian, dưới mắt lại kẻ 2 vệt đen kịt như hề, xông húc vào nhau, nằm đổ chồng lên nhau để giành giựt trái banh cà na. Anh thắc mắc hoài không hiểu sao họ lại gọi đó là football? Vì thật ra họ dùng chân để đá banh rất ít mà chủ yếu là ôm banh chạy; theo sự suy nghĩ đơn giản của Thành, football phải là môn túc cầu đá bằng đôi chân mà suốt thời thơ ấu anh đã lăn lộn với trái bóng trên những cánh đồng nhấp nhô những gốc rạ khô khốc, vàng úa ở quê nhà. Bên Mỹ họ lại gọi môn túc cầu là soccer và không được người Mỹ ưa chuộng cho lắm. „Không biết đến khi nào mình mới mê được cái môn bóng giành giựt, vật lộn, núi kéo kỳ cục này? Lúc đó không khéo mình lại thành Mỹ mất.“ Thành chợt cười vu vơ với cái ý nghĩ khôi hài này. Anh lên tiếng hỏi Hải:
- Ông bà về lâu chưa?
Hải ngừng xem, ngước nhìn Thành:
-Tụi tôi mới về được chừng 20 phút thôi. Ủa! Ông đi đâu về vậy? Hôm nay có đi học không?
- Có. Già rồi học không vô. Chữ với nghĩa, mình cứ phải uốn éo cái lưỡi giống thằng ngọng tập nói; nghĩ mà mệt quá. Thành đáp.
Hải nói giọng an ủi:
- Ai cũng vậy thôi. Tụi tôi hồi mới qua cũng thế, mệt ghê lắm, vừa đi học, vừa đi làm cực lắm. Nghe người Mỹ nói cứ như vịt nghe sấm cả một lũ, ù ù cạc cạc chẳng hiểu gì. Vậy mà chỉ vài năm thì đâu cũng vào đấy tất. Ông đừng bi quan buông xuôi. Nhớ lúc ở trong tù, mình có bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày ngồi ở cái xứ này đâu! Vậy mà mau quá hả ông? Vừ nói Hải vừa khui 1 lon bia đưa cho Thành.
- Ừ! Thật không ngờ có ngày sang bên này. Tôi cứ tưởng trong mơ.
Thành còn nhớ mãi những hình ảnh khi còn bị lưu đầy trong đáy sâu địa ngục đỏ của lao tù cộng sản, khi anh và Hải cùng chia sẻ với nhau những khổ ải, gian truân, ngọt bùi cay đắng của kiếp bại binh trong tay giặc. Có sống với nhau những tháng ngày gian khổ mới cảm nhận được cái tình lính nó sâu đậm đến là dường nào trên cõi đời này. Có sống trong quân ngũ người ta mới biết tại sao người lính có thể chia ngọt sẻ bùi với nhau, san sẻ cho nhau từng niềm vui cũng như nỗi đau, chia nhau từng giọt nước hiếm qúy, từng điếu thuốc hiếm hoi, từng muỗng đường, từng ngụm cà phê. Người ta mới biết tại sao trong chiến trận người lính sẵn sàng chết cho bạn mình được sống mà không hề ân hận, hối tiếc… Mấy anh chàng nhạc sĩ của Ban AVT đã rất chí lý khi viết lời cho bản nhạc hài hước “Huynh Đệ Chi Binh” mà ngày xưa Thành thường nghe trên làn sóng điện của Đài Phát Thanh Quân Đội khi đồn trú ở những tiền đồn heo hút, lúc đó anh cứ nghĩ bản nhạc chỉ thuần túy hài hước cho vui; nhưng sau nhiều năm dài trong lao tù, khi nghe lại các bạn tù hát, anh mới cảm nhận được cái hay thâm thúy của bản nhạc. Anh thấy chí lý vô cùng!
“Huynh đệ chi binh là gì đó anh Hai?
Huynh đệ chi binh là tình cùng chung đời lính… thương nhau khác chi nhân tình…”
Mà có lẽ đúng như thế. Thương nhau còn hơn cả nhân tình nữa là khác. Thành thấy mấy anh nhà văn, nhà báo đã ví von một cách quá đáng khi cho rằng “bạn nhà binh cũng như tình nhà thổ” để ví von so sánh giữa tình bạn của lính chẳng khác gì cái tình thoáng qua của mấy cô bán phấn buôn hương. Chỉ ngắn ngủi trong thoáng chốc mong manh…
Thành còn nhớ những ngày dài hành quân gian truân, cực khổ, đơn vị bị địch vây hãm, thiếu tiếp tế; thiếu lương thực, thuốc men; từ lính đến quan phải chia sớt cho nhau từng giọt nước đục ngàu, từng bụm gạo sấy, từng hơi thuốc lá và đã lo lắng cho nhau từng chút nhỏ hy vọng mong manh, an ủi nhau từng nỗi khổ cực và vẫn cười cợt một cách vô tư. Khi lỡ bước sa cơ nằm trong tù ngục cộng sản; trong lúc thập tử nhất sinh, khi thần chết đã cận kề, đã đưa lưỡi hái tử thần để định kéo chàng về thế giới bên kia thì chính những người bạn tù cùng khổ đã gom góp những viên thuốc Tây hiếm qúy của các bạn tù trong Trại giam để cứu lấy sinh mạng của anh. Họ đã chẳng nề hà cực khổ, thiếu thốn, vì biết đâu khi họ bị bệnh hoạn sẽ không còn thuốc cứu chữa… Nhưng dù sao mặc lòng, họ vẫn dốc hết ra để mong cứu được bạn mình và họ thật vui mừng khi thấy bạn đã thoát cơn nguy hiểm.. Có những anh bạn không nề nguy hiểm đã chui rào sang các trại lân cận để lùng kiếm thuốc về cứu Thành; hành động phiêu lưu mạo hiểm này dễ chết như chơi vì nếu bọn vệ binh gác tù bắt gặp thì sẽ chẳng còn mạng sống để về với vợ con, gia đình. Lúc đó họ chỉ còn nghĩ đến cứu sinh mạng của bạn là trên hết. Nghĩ đến đây khiến Thành nghĩ đến những người bạn cùng tù với anh vô cùng. Ôi! Làm sao tôi có thể quên được những người bạn đã chia sẻ với tôi từng phân chiếu hẹp, từng củ khoai hà, từng cọng rau lang rau muống, rau cải trời, từng hột muối??? Làm sao tôi có thể quên được những tháng ngày dài khổ ải trong các trại biến hình của cộng sản? Bọn Việt cộng phi nhân muốn chúng tôi hóa thú cả lũ, muốn chúng tôi giết hại lẫn nhau, đạp lên nhau mà sống, hãm hại lẫn nhau bằng những mớ lý luận giáo điều xuẩn ngốc, ngu muội; nhưng chúng đã hoàn toàn thất bại vì làm sao có thể cải tạo chúng tôi bằng mớ chữ nghĩa ngu ngơ và mớ lý luận dốt nát đó? Trừ phi chúng bửa đầu chúng tôi ra, nạo hết óc vất đi họa may mới thay đổi được suy nghĩ của chúng tôi về cộng sản. Nghĩ đến bạn bè, Thành chợt ngầy ngật trong một cảm giác buồn bực, xốn xang. Anh cứ nghĩ hoài, trăn trở hoài mà không nghĩ ra phương cách nào để cứu những bạn bè còn đang gian truân trong lao tù cộng sản từ Nam ra Bắc, từ những hải đảo xa xôi cho đến tận rừng sâu núi thẳm ở Hoàng Liên Sơn, Việt Bắc, Lai Châu, Sơn La, Vĩnh Phú… , từ Chí Hòa đến Hàm Tân, Bù Gia Mập, Năm Căn… và ở khắp mọi nơi trên toàn cõi Việt Nam. Nhà tù giăng mắc khắp nơi, nhiều hơn trường học; chúng dùng cả những chùa chiền, nhà thờ, rạp hát làm chỗ giam giữ tù nhân như rạp Đại Lợi ở Ngã Ba Ông Tạ; đều được VC chiếm cứ làm thành nơi giam cầm kiên cố để nhốt Quân Dân Cán Chính Miền Nam. Đối với bọn người vô thần cộng sản thì Phật, Chúa, Thánh Thần chỉ là sảm phẩm phản động của chủ nghĩa Tư Bản và Phong Kiến cần phải “đánh tận gốc, trốc tận rễ”; những nơi có thể tập hợp được quần chúng nghe theo đều bị chúng tiêu diệt vì sợ sẽ trở thành đối lực của chúng. Chúng bắt buộc mọi người chỉ được nghe theo đảng, tin theo đảng và làm theo những gì đảng yêu cầu. Muốn được như vậy, cộng sản phải bần cùng hóa nhân dân, ngu dân và tạo thành một nếp thông tin một chiều để quần chúng không còn nhìn thấy những tội lỗi tầy đình của đảng. Vì vậy chúng không cần đến những tôn giáo và những nơi thờ phượng thiêng liêng.
Thành lặng người trong giòng suy nghĩ. Anh cứ tưởng chừng như mình còn đang sống trong môi trường khổ ải ở trong nước. Tiếng Hải chợt vang lên khiến anh giật mình:
- Ông nghĩ gì mà thừ người ra vậy? Bộ nhớ đến bà đầm hả?
Thành cười xòa:
- Đâu có! Tôi đang nghĩ đến những ngày mình bị giam cầm chung với nhau ở Phú Quốc, Long Giao, Suối Máu… Nghĩ mà kinh hoàng thật. Chẳng hiểu sao mình lại sống được trong điều kiện nghiệt ngã như vậy? Cứ như là một phép lạ nhiệm màu ông thấy không? Lúc đó sao tinh thần bọn mình vững thế nhỉ?
- Thì phải vậy chứ sao? Chính nhà tù lại là nơi đào tạo con người có một lập trường vững, lý tưởng chống cộng triệt để. Trước 30/4/1975, bọn mình đi vào quân đội chỉ là nhiệm vụ của thanh niên trong thời chiến và mọi người có mấy ai hiểu rõ cộng sản đâu; bọn mình chiến đấu vì phải chiến đấu giữ nhà, giữ đất thế thôi! Nhưng nhờ lao tù, sau khi bị giam cầm, mình biết rõ cộng sản vì thế mình và cộng sản là 2 chiến tuyến rõ rệt, hai ý thức hệ rõ rệt không thể nào đi chung với nhau, thỏa hiệp với nhau được. Ở trong tù, anh em được trang bị một lập trường chống cộng vững vàng hơn và nhìn rõ bản chất lưu manh, xảo quyệt và đê hèn của cộng sản hơn thì làm sao có thể tin tưởng chúng được?
Bất chợt Hải hỏi:
- Mấy bữa nay ông có theo dõi trên truyền hình và báo chí về những diễn biến đang xảy ra ở ngay cái nôi của cộng sản là Liên sô và Đông Âu không?
Thành cười: Tôi đâu nghe kịp họ nói gì. Chỉ đoán loáng thoáng thôi.
- Từ từ rồi ông nghe sẽ quen. Mấy ngày nay trên các hệ thống truyền hình và truyền thanh toàn thế giới đang sôi nổi tường thuật về sự đổ sụp của các nước cộng sản mà đứng đầu là Liên Sô và các nước Đông Âu. Các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi, Lỗ Ma Ni cùng lúc theo nhau sụp đổ, đến bức tường ô nhục chia đôi Đông – Tây Bá Linh đã được phá bỏ. Lần đầu tiên sau nhiều chục năm Đông và Tây Đức đã thông thương và thống nhất. Nhân dân các nước này đã nhìn thấy chế độ cộng sản chỉ đưa họ xuống đến đáy sây địa ngục với bao khổ đau chồng chất nên cương quyết dứt bỏ nó, vùng dậy đòi tự do, dân chủ và nhân quyền.
- Thì tôi coi TV cũng đoán lờ mờ như vậy. Thành nói.
Hải giảng giải một cách tỉ mỉ cho Thành nghe các diễn tiến của biến động Đông Âu kéo theo sự phá sản của toàn bộ hệ thống cộng sản. Anh sôi nổi kể cho Thành nghe cuộc đấu tranh dũng cảm và can trường của nhân dân các nước cộng sản anh em đời đời bền vững của cộng sản Việt Nam. Cái chết của vợ chồng tên độc tài khát máu Ceaucescu; bức tường ô nhục chia đôi Đông Tây Bá Linh sau nhiều chục năm dài đã bị phá vỡ như thế nào v.v… Chỉ trong vòng có mấy tháng, cả một hệ thống cộng sản bị đổ sụp một cách nhanh chóng, ngoài dự tưởng của nhiều người. Ngoài sự tiên liệu của cả cộng sản. Chưa bao giờ khối cộng sản lại bị hoang mang giao động như ngày nay. Hình ảnh pho tượng khổng lồ ông tổ Lenine của cộng đảng Nga ở Mạc Tư Khoa bị treo cổ bằng giây cáp thép để bứng khỏi bệ vất nằm lăn lóc và được hầu hết báo chí trên thế giới đăng tải ngay nơi trang nhất và tất cả các hệ thống truyền hình trên thế giới cũng đã truyền tải hình ảnh sống động này đi khắp nơi cũng đủ chôn vùi chủ nghĩa cộng sản sau nhiều chục năm làm mưa làm gió, tàn ác vô nhân, sát hại vô số người ở khắp nơi trên thế giới. Riêng ở Liên Bang Sô Viết, nơi được coi là thành trì của cộng sản, là cái nôi ưu việt của xã hội chủ nghĩa cũng đã bị giải tán đảng cộng sản, Liên Bang Xô Viết cũng bị giải tán và các tiểu quốc bị sáp nhập thành Liên Bang nay cũng tuyên bố độc lập.
Thành chăm chú lắng tai nghe Hải tóm lược các tin tức mới nhất về sự đổ sụp của hệ thống cộng sản. Điều này ngay khi còn ở trong tù, anh em đã nhiều lần bàn thảo với nhau về sự thoái trào của chủ nghĩa cộng sản sau hơn 60 năm (thời điểm năm 1977 – 1978 khi anh em còn đang trong trại giam) phát triển bằng bạo lực; nhưng lúc đó bọn anh chưa tiên đoán được chính xác thời gian cộng sản sẽ đổ sụp và sụp đổ như thế nào. Thực ra điều này không phải là khó đoán vì căn cứ vào sự biến thiên của lịch sử nhân loại và sự phát triển của nền kinh tế tập trung của cộng sản chỉ làm nền kinh tế càng ngày càng trì trệ, cộng thêm chủ trương “hồng hơn chuyên”, họ chỉ chú trọng vào lòng trung thành với đảng hơn là trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật; nói trắng ra là với chính sách ngu dân để dễ bề cai trị của đảng tạo nên một xã hội với trình độ dân trí thấp kém, dốt nát; từ đó đưa đến tình trạng những người mù lái chiếc xe kinh tế xã hội chủ nghĩa một cách không định hướng, không chủ trương và không kế hoạch; tất nhiên hậu quả là đưa đất nước xuống đáy sâu vực thẳm của nghèo nàn, lạc hậu và chậm tiến. Càng ngày cộng sản càng dẫn dắt đất nước đi sâu vào ngõ cụt, vào con đường bế tắc không sao cứu gỡ thì sao tránh khỏi sụp đổ? Bây giờ những suy nghĩ ấy của anh em cách nay hơn nhiều chục năm đã trở thành sự thật. Các nước cộng sản đã thật sự phá sản. Các đảng cộng sản Đông Âu và Liên sô đã bị giải tán. Nhiều nước đã có những cuộc bầu cử tự do dân chủ và người dân đã được quyền chọn lực thể chế chính trị cũng như người lãnh đạo đất nước của họ không phải đảng viên cộng sản như trước kia. Đây là một biến cố lớn lao có tác dụng thay đổi bộ mặt thế giới.
Thành sung sướng nghĩ đến ngày được đặt chân trở lại quê nhà khi đấ nước thoát ách cộng sản để sống một cuộc đời bình dị của một người dân một nước tự do, dân chủ và nhân quyền. Cái bóng ma cộng sản không còn là nỗi ám ảnh, khiếp sợ của người dân. Từ Bắc chí Nam sẽ rộn rã tiếng hò câu hát. Từ nông thôn cho đến thành thị sẽ vang vang tiếng nói cười. Trên khuôn mặt trẻ thơ sẽ rạng rỡ và không càn vẻ xanh xao, vêu vao vì thiếu ăn, thiếu dinh dưỡng. Nguồn nhân lực dồi dào của hơn hai triệu người Việt hải ngoại sẽ đổ dồn về để cùng nhau xây dựng lại đất nước từ đống tro tàn. Giới trẻ ở hải ngoại với trí tuệ và tri thức học hỏi được từ những nước văn minh tiến bộ nhất thế giới sẽ góp phần xây dựng đất nước. Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia tiến triển và phú cường vào bậc nhất Châu Á. Với những kinh nghiệm đau thương trong lịch sử mà lớp tuổi cha anh đã góp phần xương máu, giới trẻ sẽ rút ra được những bài học qúy giá của sự đoàn kết để cùng tái thiết và xây dựng đất nước từ hoang tàn đổ nát và từ đó họ sẽ có những hướng đi mới để giữ nước.
Ngày ấy những người ở lớp tuổi của Thành, của Hải v.v… sẽ lui về sống đời an nhàn để hưởng những giây phút trân qúy của chuỗi ngày còn lại trên quê hương yêu dấu thực sự tự do, dân chủ và no ấm. Anh nhớ mang máng có một người nào đó đã viết rằng: “Không có ở đâu bằng chính quê hương của mình…”; điều đó Thành thấy đúng vô cùng. Đối với anh thà được sống trên mảnh đất, thửa vườn của ông cha để được tận hưởng mùi thơm của lúa trổ đòng đòng, để tìm thấy hương vị của quê hương không ở đâu xa mà chính là mùi đất, mùi bùn trong những mảnh ruộng, ao sen, mương rạch, cây trái đồng quê; trong tiếng hát câu hò trên giòng sông Tiền, sông Hậu, Sông Đồng Nai… Tất cả những thứ ấy như một hấp lực ma mãnh khiến con người ta bị cuốn hút vào cơn mê say, thèm thuồng, ao ước; và chỉ khi nào được thực sự sống trong cái niềm vui ấy, trong cái xã hội bình dị ấy, nơi người ta đã sinh ra và lớn lên bằng những kỷ niệm của một thời, một tuổi; người ta mới cảm thấy yên ổn trong tâm hồn.
Ôi! Mùa Xuân bao giờ trở lại quê tôi???
VŨ UYÊN GIANG
Chicago, Tháng 1 năm 1991